MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU VÀ SUY CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN TRÊN BỆNH NHI SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU VÀ SUY CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN TRÊN BỆNH NHI SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU VÀ SUY CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN TRÊN BỆNH NHI SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tạ Anh Tuấn1, Nguyễn Thị Thu Hà2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn đông cầm máu là một biến chứng thường gặp trong sốc nhiễm khuẩn, đặc biệt đông máu rải rác trong lòng mạch là yếu tố nguy cơ gâysuy chức năng cơ quan, và làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 56 trẻ đượcchẩn đoán sốc nhiễm khuẩn tại khoa Điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 08/2019 đến tháng 08/2020. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ rối loạn đông cầm máu tương ứng là: giảm số lượng tiểu cầu (SLTC) (30,4%), PTs(prothrombin time) kéo dài (60,7%), APTTs (partial thromboplastin time) kéo dài (53,6%), bất thường nồng độ fibrinogen (60,7%), tăng D-Dimer (98,2%). Nhóm suy >2 tạng có SLTC thấp hơn, đông máu nội sinh và ngoại sinh kéo dài hơn, nồng độ D-Dimer cao hơn so với nhóm suy 2 tạng (p <0,05). Nhóm có đông máu rải rác trong nội mạch (disseminated intravascular coagulation – DIC) với điểm DIC >4 có nguy cơ suy >3 cơ quan, >4 cơ quan, > 5 cơ quan tương ứng OR=10,5 lần; OR=6,1 lần; và OR=6,5 lần so với nhóm có điểm DIC ≤4 (p <0,05). Kết luận: Trong sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông cầm máu là một biến chứng thường gặp. Rối loạn đông cầm máu là yếu tố làm tăng nguy cơ suy chức năng đa cơ quan.

Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là tình trạng nhiễm khuẩn có rối loạn chức năng tuần hoàn và chức năng chuyển hóa/tế bào, dẫn đến suy chức năng đa cơ quan và tử vong[1]. Tỷ lệ tử vong trong SNK ở trẻ em khoảng 30 -50% ở các nướcphát triển, 60 -80% ở các nước đang phát triển[2].Trong SNK, rối loạn đông cầm máu (RLĐCM) là một biến chứng thường gặpcó thể biểu hiện từ biến đổi nhẹ cho đến hiện tượng đông máu rải  rác  trong  lòng  mạch  (Disseminated intravascular   coagulation -DIC),   hình   thành huyết khối vi mạch dẫn đến suy chức năng đa cơ quan; là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ tử vong[3].Các  nghiên  cứu  cho  thấy,  DIC  gặp trong  khoảng  38%  bệnh  nhân  SNK  và  có  mối liên  quan  với  tình  trạng  suy chức  năng  đa  cơ quan[4]. Suy chức năng đa cơ quan được định nghĩa là rối loạn chức năng ít nhất 2 hệ thống cơ quan trởlên[5]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng suy chức năng đa cơ quan là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tại các đơn vị Hồi sức  nói  chung  cũng  như  các  bệnh  nhân  được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn nói riêng. Nguy cơ tử vong  càng  cao khi số  lượng tạng suycàng nhiều từ 1% tử vong khi chỉ suy 1 tạng cho tới 50% với trường hợp suy 6 tạng[6].Vì vậynghiên cứu “Mối liên quan giữa rối loạn đông cầm máu và suy cơ quan trên bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại khoa Điều trị tích cực nội, bệnh viện Nhi Trung ương”được tiến hành với mục tiêu:  Xác  định  mối  liên  quan  giữa  RLĐCM  với nguy cơ suy chức năng đa cơ quan trên bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn. Trên cơ sở đó có thể giúp các bác  sĩ  lâm  sàng  trong  tiên  lượng  bệnh  và  chỉ định điều trị RLĐCM kịp thời, hợp lý nhằm làm giảm nguy cơ suy chức năng đa cơ quan và tử vong trên bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment