MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH BÌNH DƯƠNG

MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH BÌNH DƯƠNG

MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Võ Thị Thuý Hồng1, Hoàng Thị Mai Hiên2, Vũ Mạnh Tuấn3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
2 Phòng khám nha khoa thẩm mỹ Phương Đông
3 Viện ĐT Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh sâu răng, viêm quanh và tình trạng mất răng với chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi (NCT) ở tình Bình Dương. Đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi (> 60 tuổi) của tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang thực hiện trên 1350 NCT. Kết quả cho thấy điểm OHIP 14VN nhóm mất răng: 7,64 điểm (so với nhóm mất răng: 6,92 điểm); OR: 2,42 (CI 95%: 1,29 – 4,56). Điểm OHIP 14VN nhóm NCT bị VQR là 8,15 điểm (so với nhóm không bị VQR 7,35 điểm); OR 1,52 (CI 95%: 1,1-2,1). Điển OHIP 14VN nhóm có dưới 3 VLPLM là 7,82 điểm (so với 5,28 điểm); OR 2,62 (CI 95% 1,31-5,24). Kết luận: Bệnh sâu răng, viêm quanh răng và tình trạng mất răng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tỉnh Bình Dương.

Hiện  nay  các  nhà  khoa  học  dần  nhận  ra những hạn chế khi chỉ đánh giá mặt lâm sàng của tình trạng bệnh lý răng miệng, các chỉ số lâm sàng của bệnh răng miệng như sâu răng, nha chu chưa nêu bật được các khái niệm của WHO về sức khỏe,đặc biệt là khía cạnh khỏe mạnh về mặt tinh thần, xã hội và hành vi sức khỏe.[1], [2]Chất  lượng  cuộc  sống  sức  khoẻ răng miệng (CLCS-SKRM) đang được xác định là lĩnh vực sức khỏe ưu tiên trong bối cảnh các vấn đề chất lượng cuộc sống đi đầu trong các chính sách y tế công cộng. [2] Ở nước ta trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống đang  ngày càng được nâng cao, cùng với đó tuổi thọ trung bình của người dân cũng tăng lên, và số lượng người cao tuổi cũng tăng cao trong cộng đồng dân số. Trong khi các bệnh răng miệng ở người cao tuổi liên quan mật thiết đến quá trình thoái hóa của cơ thể và thói quen vệ sinh răng miệng với tỷ lệ tăng cao của các bệnh lý như, sâu răng, mất răng, bệnh lý nha chu, loạn năng khớp thái dương hàm, chứng khô miệng và bệnh ung thư miệng.  [3]  Các  nghiên  cứu  trong  nước  và  thế giới  đã  chỉ  ra  rằng:  Sâu  răng  và  bệnh  quanh răng  vẫn  là  hai  bệnh  phổ  biến  có  tỷ  lệ  và  số trung bình mắc rất cao ở những người còn răng và được coi là những nguyên nhân chính dẫn tới mất răng…[1],[3] Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng tại Việt Nam còn chưa nhiềuvà cũng mới chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Xuất phát từ thực tế  trên,  chúng  tôi  tiến  hành  thực  hiện  nghiên cứu: “Mối liên quan giữa sức khoẻ răng miệng với chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tình Bình  Dương”.  Mục  tiêu  nghiên  cứu  nhằm  tìm hiểu  mối  liên  quan  giữa  bệnh  sâu  răng,  viêm quanh  và  tình  trạng  mất  răng  với  chất  lượng cuộc sống ở người cao tuổi ở tình Bình Dương. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016 tại tỉnh  Bình Dương2.2 Đối tượng nghiên cứu:Là người cao tuổi (> 60 tuổi) của tỉnh Bình Dương, đồng ý tự nguyện  tham  gia  nghiên  cứu.  Loại  trừ  những người không đồng ý tham gia nghiên cứu; không có  mặt  trong  khi  điều  tra, sinh  sống  tạm  thời trong thời gian ngắn ở địa bàn điều tra; không đủ năng lực trả lời khi thăm khám.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Sen (2015), Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tỉnh Yên Bái năm 2015. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 44-57. 
2. Nguyễn Thị Châu Thoa, và cs (2012), A Vietnamese version of the 14-item oral health impact profile OHIP-14VN, Journal of Epidemiology, 2, 28-35. 
3. Phạm Văn Việt (2004), Nghiên cứu tình trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội, 64-75. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment