MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN

MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN

 MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN

Phạm Lệ Quyên*, Hòang Tử Hùng*, Nguyễn Thị Thanh Vân*, Nguyễn Phúc Diên Thảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Mòn răng sớm và nhanh đang là một vấn đề thời sự; tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đề tài này. 
Mục tiêu: Nghiên cứu thăm dò này khảo sát tình trạng mòn răng và một số yếu tố liên quan trên 150 sinh viên Răng Hàm Mặt, tuổi từ 18 đến 25, theo phương pháp cắt ngang mô tả. Mức độ mòn răng được một người đánh giá trực tiếp trên lâm sàng theo  Chỉ số mòn răng Tooth Wear Index (TWI) của Smith và Knight (1984); các yếu tố khớp cắn do người khám thứ hai đánh giá. Độ kiên định trên 80% với cả hai người đánh giá. Các yếu tố liên quan được khảo sát bằng bảng câu hỏi. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 11.5. 
Kết quả:  Một số kết quả chính của nghiên cứu như sau:  –  Chỉ số mòn răng trung bình là 0,38±0,09. Mức độ mòn tăng theo tuổi, ở nam nhiều hơn ở nữ (0,42±0,09 và 0,36±0,09). Răng cửa mòn nhiều hơn các nhóm khác (0,48±0,13). Trong các mặt răng, mặt nhai mòn nhiều nhất và vùng cổ răng ít mòn nhất.  –  Độ mòn phổ biến nhất là độ 1 cho mặt nhai, cạnh cắn và mặt trong răng trước trên. Độ 0 là phổ biến nhất đối với các mặt răng còn lại và vùng cổ răng. – Nghiến răng là một yếu tố nguy cơ gây mòn mặt nhai và cắn hở là yếu tố bảo vệ đối với cạnh cắn. Trụt nướu và tuổi là hai yếu tố nguy cơ đối với tổn thương mòn cổ răng. 
Kết luận: Không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ăn mòn ở mặt trong các răng trước trên và thói quen ăn uống chua hay bệnh tiêu hóa, giữa mòn mặt ngoài và kĩ thuật chải răng hay loại bàn chải

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment