Một đánh giá về khả năng tương đồng kết quả xét nghiệm công thức máu

Một đánh giá về khả năng tương đồng kết quả xét nghiệm công thức máu

Một đánh giá về khả năng tương đồng kết quả xét nghiệm công thức máu
Lê Thị Kim Chung, Bùi Thị Minh Hạnh, Đào Xuân Đạt, Tạ Thị Linh, Nguyễn Đăng Vững
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá tương đồng thiết bị thông qua xác nhận tương đồng kết quả phân tích là một biện pháp được sử dụng trong đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm dựa vào đó đưa ra quyết định về khả năng sử dụng thiết bị trong nghiên cứu và các hoạt động xét nghiệm khác. Từ 40 mẫu máu thực địa tuyển chọn ra 03 mẫu máu toàn phần có nồng độ huyết sắc tố dưới 120 g/L, gần 120 g/L và trên 120 g/L được xét nghiệm lặp lại 7 lần/ mẫu bởi 3 phòng xét nghiệm riêng biệt. Đánh giá tương đồng thiết bị thông qua tương đồng về kết quả tiến hành theo 3 cặp (2 phòng/ cặp) cho kết quả tốt nhất về độ tương đồng độ chụm/ độ lặp lại ở các cặp phòng có liên quan đến hoạt động vận hành và được chứng nhận ISO 15189. Độ tương đồng về giá trị trung bình cho 2 phương sai đồng nhất và không đồng nhất chưa tốt ở tất cả các phòng tham gia.

Thẩm định phương pháp phân tích không phải là biện pháp duy nhất để đảm bảo chất lượng  kết  quả  thử  nghiệm.  Đảm  bảo  chất lượng là một quá trình và cần thường xuyên thực hiện.1 Khoảng 70% các lỗi xảy ra trong giai  đoạn  trước  phân  tích  và  các  lỗi  có  thể tránh khỏi chiếm 73% trong số này.2 Phòng xét nghiệm phải đảm bảo chất lượng xét nghiệm bằng cách thực hiện các xét nghiệm theo một quy trình đã được phê duyệt bao gồm trước, trong  và  sau  xét  nghiệm.  Bên  cạnh  đó,  so sánh liên phòng là một hoạt động quan trọng trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Phòng xét nghiệm thực hiện hoạt động so sánh liên phòng thông qua việc tham gia các chương trình đánh giá chất lượng bên ngoài hoặc thử nghiệm  thành  thạo.  Phòng  xét  nghiệm  còn có thể sử dụng các mẫu chuẩn được chứng nhận, các mẫu đã được xét nghiệm trước đó, các mẫu lấy từ kho tế bào hoặc mô, các mẫu trao đổi với các phòng xét nghiệm khác, các mẫu lưu của chương trình so sánh liên phòng. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng xét nghiệm, phòng xét nghiệm có thể tiến hành so sánh các quy trình, thiết bị, phương pháp sử dụng thông qua so sánh kết quả đối với các mẫu bệnh phẩm.3 Một số nghiên cứu cũng đã áp dụng phương pháp tính điểm Sigma giai đoạn trước xét nghiệm và thời gian quay vòng cho giai  đoạn  sau  xét  nghiệm  cũng  được  đánh giá.4 Khi phòng xét nghiệm có nhiều máy phân tích huyết học hoặc chỉ tiêu xét nghiệm có các kỹ thuật phân tích khác nhau, việc đánh giá tương đồng cần phải được tiến hành và mỗi mẫu  cần  cho  cùng  kết  quả  để  đảm  bảo  sự hài hòa kết quả giữa các thiết bị và phương pháp. Điều này đạt được thông qua đo lường các mẫu bệnh nhân để tránh hiệu ứng nền đã được ổn định trong các mẫu kiểm soát chất lượng .

 

Một đánh giá về khả năng tương đồng kết quả xét nghiệm công thức máu

Leave a Comment