MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU BỆNH TẬT TẠI CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TÂY NGUYÊN
Bằng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang hộ gia đình về cơ cấu bệnh tật tại 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) với tổng số 459.600 khẩu trong 98.268 hộ gia đình người dân tộc, kết quả cho thấy:
– Tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 người mắc bệnh trong vòng 2 tuần qua từ 24 – 29,1%; chung trong 5 tỉnh là 26,7%. Không phát hiện sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới.
– Cơ cấu các bệnh cấp tính mắc trong tháng qua chủ yếu là hội chứng cảm cúm, viêm phổi – viêm phế quản và tiêu chảy. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn bệnh đường tiêu hóa.
– Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc bệnh mạn tính từ 9,1 – 25,0%; chung cả 5 tỉnh là 16,2%. Cơ cấu các bệnh mạn tính rất đa dạng, phong phú; bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong cộng đồng là bệnh dạ dày (15,5%) và các bệnh xương khớp (12,8%).
– Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc bệnh phải điều trị tại bệnh viện trong năm qua là 14,4%.phản ảnh trung thực điều kiện sống về kinh tế, xã hội, văn hoá, tập quán và môi trường.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy,ở các nước đang phát triển, bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, tuy nhiên các bệnh này có xu hướng ngày càng giảm; những bệnh không lây như tim mạch, ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hoá, béo phì… đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại các tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng nhanh và rõ rệt [4, 6, 7, 8, 9].
Tại Việt Nam, nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong chủ yếu dựa vào hệ thống thống kê y tế tại các bệnh viện công lập. Về cơ bản, mô hình bệnh tật của Việt Nam vẫn là mô hình bệnh tật của nước đang phát triển [2]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy mô hình bệnh tật có chiều hướng thay đổi như các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng đang giảm dần, thay vào đó là những bệnh gần giống với các nước phát triển [3].
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất