Một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008-2018 và một số yếu tố thời tiết liên quan

Một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008-2018 và một số yếu tố thời tiết liên quan

Một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 và một số yếu tố thời tiết liên quan.Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính thường gặp do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có diễn biến lành tính, song nếu không được điều trị sớm và đầy đủ cũng có thể gây nên các biến chứng như viêm não, viêm phổi thủy đậu, hội chứng Reye… để lại hậu quả, di chứng nặng nề và thậm chí tử vong [1], [2].
Bệnh thủy đậu xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ mắc khác nhau phụ thuộc độ tuổi, vùng khí hậu và có được tiêm chủng hay không. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, có tối thiểu 140 triệu trường hợp mắc thủy đậu mỗi năm trên toàn cầu, trong đó 4,2 trường hợp có biến chứng nặng phải nhập viện và 4.200 trường hợp tử vong [3]. Trong trường hợp không có chủng ngừa thủy đậu phổ cập, gánh nặng của bệnh thủy đậu sẽ rất lớn với tổng số 5,5 triệu ca xảy ra hàng năm trên khắp châu Âu, trong đó có đến 3,3 triệu bệnh nhân sẽ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chăm sóc chính, 18.200 bệnh nhân sẽ phải nhập viện, 80 trường hợp tử vong liên quan đến thủy đậu và đa số các trường hợp sẽ xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi (3 triệu ca) [4].


Năm 2005, tại Hàn Quốc, Chương trình Tiêm chủng Quốc gia (NIP) đã khuyến nghị tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi và đạt tỷ lệ bao phủ lên tới 98,9% vào năm 2012 [5]. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu liên tục tăng từ 22,5 trên 100.000 người lên 154,8 từ năm 2006 đến 2017. Có thể thấy, sự bùng phát của bệnh thủy đậu vẫn tiếp tục xảy ra, ngay cả ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Việt Nam có số mắc thủy đậu trung bình hàng năm từ 30.000 đến 60.000 trường hợp mới và tỷ lệ mắc dao động từ 35 – 70/100.000 dân, làm cho thủy đậu trở thành 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến đứng đầu trong cả nước [6], [7].
Miền Bắc Việt Nam gồm 28 tỉnh, thành phố có địa hình đa dạng và phức tạp bao gồm đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa, ven biển và khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông tương đối lạnh thích hợp cho sự bùng phát và lan rộng của dịch như: bệnh tay chân miệng, sởi, cúm mùa, sốt xuất huyết, tiêu chảy do virus… Từ năm 2004 trở lại đây, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng lên trong đó có bệnh thủy đậu. Số ca mắc thủy đậu trung bình khoảng 20.000 ca/năm, tăng mạnh so với giai đoạn 2000 – 2003 (khoảng 2.700 ca/năm) [8]. Vì vậy, nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh tật và các yếu tố khí hậu, thời tiết có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng bệnh, góp phần lập kế hoạch làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao sức khỏe. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 và một số yếu tố thời tiết liên quan”, với mục tiêu:
1.    Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.
2.    Mô tả mối liên quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa đến bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.

MỤC LỤC Một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 và một số yếu tố thời tiết liên quan
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Đặc điểm bệnh thủy đậu    3
1.1.1. Tác nhân gây bệnh    3
1.1.2. Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây truyền    3
1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch    4
1.1.4. Sinh bệnh học    4
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng    4
1.1.6. Biến chứng    6
1.1.7. Chẩn đoán    7
1.1.8. Điều trị    8
1.1.9. Phòng bệnh    9
1.2. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới và Việt Nam    10
1.2.1. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới    10
1.2.2. Tình hình bệnh thủy đậu tại Việt Nam    11
1.3. Đặc điểm thời tiết miền Bắc    12
1.3.1. Một vài khái niệm    12
1.3.2. Đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam    13
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    15
2.2. Đối tượng nghiên cứu    15
2.3. Thiết kế nghiên cứu    15
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu…    15
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu.    16
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập    17
2.7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu    17
2.7.1. Phương pháp nhập liệu    17
2.7.2. Phương pháp phân tích số liệu    17
2.8. Sai số và cách hạn chế sai số    19
2.8.1. Sai số    19
2.8.2. Cách hạn chế sai số    20
2.9. Đạo đức nghiên cứu    20
Chương 3 KẾT QUẢ    21
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.    21
3.1.1. Phân bố ca bệnh trong 10 năm.    21
3.1.2. Dịch tễ học theo mùa    22
3.1.3. Dịch tễ bệnh thủy đậu theo địa dư    24
3.2. Một số yếu tố thời tiết liên quan đến bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018    30
3.2.1. Một số yếu tố thời tiết ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018    30
3.2.2. Mối tương quan giữa một số yếu tố thời tiết và bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.    33
Chương 4 BÀN LUẬN    35
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam giai đoạn  2008 – 2018.    35
4.1.1. Phân bố ca bệnh trong 10 năm    35
4.1.2. Dịch tễ học thủy đậu theo mùa.    36
4.1.3. Dịch tễ bệnh thủy đậu theo địa dư    37
4.2. Một số yếu tố thời tiết liên quan đến bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 – 2018    38
4.2.1. Tương quan giữa nhiệt độ theo tháng với số ca mắc thủy đậu    38
4.2.2. Tương quan giữa lượng mưa theo tháng với số ca mắc thủy đậu    40
4.2.3. Tương quan giữa độ ẩm tương đối theo tháng với số ca mắc thủy đậu    41
KẾT LUẬN    43
1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam giai đoạn   2008 – 2018.    43
2. Mối liên quan giữa một số yếu tố thời tiết với bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.    43
KHUYẾN NGHỊ    44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các biến số/chỉ số nghiên cứu    16
Bảng 3.1 Phân bố ca bệnh thủy đậu theo một số yếu tố thời tiết theo tháng ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017    33
Bảng 3.2 Tương quan giữa một số yếu tố thời tiết với số ca mắc bệnh thủy đậu    34

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Galil K, Brown C, Lin F, et al. (2002). Hospitalizations for varicella in the United States, 1988 to 1999. Pediatr Infect Dis J, 21 (10), 931-935.
2. Rawson H, Crampin A và Noah N. (2001). Deaths from chickenpox in England and Wales 1995-7: analysis of routine mortality data. BMJ, 323 (7321), 1091-1093.
3. WHO (2014). Varicella and Herpes Zoster vaccines: WHO position paper. 
4. Bollaerts K, Heininger U, Hens N, et al. (2017). Estimation of the burden of varicella in Europe before the introduction of universal childhood immunization. BMC Infect Dis, 17 (1), 353.
5. Choe Y.J, Yang J.J, Park S.K, et al. (2013). Comparative estimation of coverage between national immunization program vaccines and non-NIP vaccines in Korea. J Korean Med Sci, 28 (9), 1283-1288.
6. Bộ Y tế – Cục y tế dự phòng và Môi trường (2006 – 2010). Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm các năm từ 2005 tới 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
7. Bộ Y tế – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2001). Phân tích số liệu các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam (1996 – 2000), NXB Bản đồ, Hà Nội.
8. Trần Như Dương, Nguyễn Trần Hiển, Phạm Thị Cẩm Hà và cộng sự. (2015). Tình hình bệnh truyền nhiễm tại miền Bắc Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2014. Tạp chí Y Học Dự Phòng, Tập XXV (số 8 (168) Số đặc biệt), 21 – 31.
9. Đại học Y Hà Nội (2016). Bài giảng truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Abram S.B (1997). Sổ tay kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Bản dịch tiếng Việt): Bệnh thủy đậu và Zona, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Wincosin Department of Health Services Communicable Disease Surveillance Guidance: VARICELLA (Chickenpox),
     <https://www.dhs.wisconsin.gov/publications/p0/p00610.pdf>, 6/2/2019.
12. Gershon A.A, Whitley RJ, Saul J.S, et al (2009). Clinical Virology, American Society for Microbiology Press. 
13. Lowell A.G, Stephen I.K, Barbara A.G, et al (2012). Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine. McGraw-Hill Medical.
14. Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng và môi trường (2009). Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm, Hà Nội.
15. Heymann D.L (2015). Control of Communicable Diseases Manual. American Public Health Association, Wasington.
16. Alanezi. M. (2007). Varicella pneumonia in adults: 13 years’ experience with review of literature. Ann Thorac Med, 2 (4), 163-165.
17. Singh A, Parkash S, Gupta S.K , et al. (2018). Severe Varicella Pneumonia in Adults: Seven Years’ Single-center Experience from India. Indian J Crit Care Med, 22 (3), 162-167.
18. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Lee B.W. (1998). Review of varicella zoster seroepidemiology in India and South East Asia. Trop Med Int Health, 3, 886-890.
20. National centre for immunisation research & surveillance (2015). Varicella-zoster (chickenpox) vaccines for Australian children: Information for immunisation providers, <http://www.ncirs.org.au/sites/default/files/2018-12/varicella-fact-sheet.pdf >, 09/03/2019.
21. Ouwens M.J, Littlewood K.J, Sauboin C, et al. (2015). The impact of 2-dose routine measles, mumps, rubella, and varicella vaccination in France on the epidemiology of varicella and zoster using a dynamic model with an empirical contact matrix. Clin Ther, 37 (4), 816-829 e810.
22. Hobbelen P.H, Stowe J, Amirthalingam G, et al. (2016). The burden of hospitalisation for varicella and herpes zoster in England from 2004 to 2013. J Infect, 73 (3), 241-253.
23. CDC Chickenpox (Varicella) for healthcare professionals, <https://www.cdc.gov/chickenpox/hcp/>, 08/03/2019.
24. Heininger U và Seward J.F. (2006). Varicella. Lancet, 368 (9544), 1365-1376.
25. Goh A.E.N, Choi E.H, Chokephaibulkit K, et al. (2019). Burden of varicella in the Asia-Pacific region: a systematic literature review. Expert Rev Vaccines, 18 (5), 475-493.
26. Phạm Ngọc Đính (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phòng chống chủ động, Hà Nội. 
27. Hoàng Ngọc Oanh (2004). Giáo trình địa lý tự nhiên đại cương 2: Khí quyển và thủy quyển, Hà Nội.
28. Tổng Cục Thống kê (2016). Đơn vị hành chính, đất đai, khí hậu, Hà Nội.
29. Đại học quốc gia Hà Nội (2016). Kiến thức về biến đổi khí hậu: biến đổi khí hậu ở Việt Nam, <http://danida.vnu.edu.vn/cpis/vn/cat/17>, 12/2/2019.
30. Hesham R, Cheong J.Y và Mohd H.J. (2009). Knowledge, attitude and vaccination status of varicella among students of Universiti Kebangsaan Malaysia (UKM). Med J Malaysia, 64 (3), 257-262.
31. Helmuth I.G, Poulsen A, Suppli C.H, et al. (2015). Varicella in Europe-A review of the epidemiology and experience with vaccination. Vaccine, 33 (21), 2406-2413.
32. Lin Y.H, Huang L.M, Chang I.S, et al. (2009). Disease burden and epidemiological characteristics of varicella in Taiwan from 2000 to 2005. J Microbiol Immunol Infect, 42 (1), 5-12.
33. Ashok R.V và John T.J. (1984). The epidemiology of varicella in staff and students of a hospital in the tropics. Int J Epidemiol, 13 (4), 502-505.
34. Cho S.B, Oh S.H, Ahn B.K, et al. (2009). Incidence of chickenpox in young South Korean soldiers and correlation with atopic dermatitis. Clin Exp Dermatol, 34 (6), 668-671.
35. Miller E.R và Kelly H.A. (2008). Varicella infection–evidence for peak activity in summer months. J Infect, 56 (5), 360-365.
36. Yang Y, Geng X, Liu X, et al. (2016). Association between the incidence of varicella and meteorological conditions in Jinan, Eastern China, 2012-2014. BMC Infect Dis, 16, 179.
37. Yang Y, Chen R, Li Q, et al. (2015). The effects of ambient temperature on outpatient visits for varicella and herpes zoster in Shanghai, China: a time-series study. J Am Acad Dermatol, 73 (4), 660-665.
38. Chan J.Y, Tian L, Kwan Y, et al. (2011). Hospitalizations for varicella in children and adolescents in a referral hospital in Hong Kong, 2004 to 2008: a time series study. BMC Public Health, 11, 366.
39. Liyanage N.P, Fernando S, Malavige G.N, et al. (2007). Seroprevalence of varicella zoster virus infections in Colombo district, Sri Lanka. Indian J Med Sci, 61 (3), 128-134.
40. Markus A, Yang I.H, Kinchington P.R, et al. (2015). An in vitro model of latency and reactivation of varicella zoster virus in human stem cell-derived neurons. PLoS Pathog, 11 (6), e1004885.
41. Ashok R.V, Seigneurin J.M, Baccard M, et al. (1984). Measurement of antibodies to varicella-zoster virus in a tropical population by enzyme-linked immunosorbent assay. J Clin Microbiol, 20 (3), 582-583.
42. Chen B, Sumi A, Wang L, et al. (2017). Role of meteorological conditions in reported chickenpox cases in Wuhan and Hong Kong, China. BMC Infect Dis, 17 (1), 538.
43. Council of State and Territorial Epidemiologists (2009). Position statement 09-ID-68. Public health reporting and National Notification for Varicella, <http://c.ymcdn.com/sites/www.cste.org/resource/resmgr/PS/09-ID-68.pdf>, 15/1/2019.

PHỤ LỤC 1
Trạm:     Vĩ độ:
Tỉnh:    Kinh độ:
Năm:    Độ cao:

THÔNG TIN DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Tháng    I    II    III    IV    V    VI    VII    VIII    IX    X    XI    XI    TB
Nhiệt độ                                                    
Độ ẩm                                                    
Lượng mưa                                                    

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment