Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Đắc Lắc thời gian 1983-1990

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Đắc Lắc thời gian 1983-1990

Tên bài báo:Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Đắc Lắc thời gian 1983-1990

Tác giả:Hoàng Anh Vường, Nguyễn Ái Phương, Lý Thị Vi Hương

Tên tạp chí:Vệ sinh phòng dịch

Năm xuất bản:1992Số:4Tập:2Trang:58-65

Tóm tắt:

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue ở Đắc Lắc từ 1983-1990. Kết quả: bệnh sốt xuất huyết (SXH) ở Đắc Lắc đã xảy ra hằng năm. Các năm có dịch lớn là 1983, 1987, 1988 với số người mắc từ 75,16 – 252,13/100.000 dân, chết từ 0,65-2,51/100.000 dân. Bệnh SXH xuất hiện quanh năm nhưng dịch thường xảy ra từ tháng 5 – 10, cao điểm là các tháng 6, 7, 8 liên quan đến các đặc điểm biến động số lượng của quần thể Ae.aegypti, trùng với mùa mưa ở Tây Nguyên. Bệnh nhân SXH chủ yếu là trẻ em từ 1-14 tuổi và nhóm 20-29 tuổi, tỷ lệ cao nhất là 1-9 tuổi. Không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Tỷ lệ huyết thanh (+) cao nhất ở Buôn Ma Thuột, rồi đến Đắc Nông, Krông Bông tỷ lệ thấp nhất, trong đó virut dengue 2 chiếm tỷ lệ cao hơn cả, virut Chikungunya chiếm tỷ lệ rất thấp.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment