Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Tay chân miệng tại Hà Nội năm 2012
Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Tay chân miệng tại Hà Nội năm 2012.Tay Chân Miệng (TCM) là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng lây truyền thành dịch lớn. Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Enterovirus typ71 (EV71) và Coxsackievirus. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Một số người nhiễm bệnh là người lớn có thể đào thải virus ra ngoài cơ thể song không có biểu hiện triệu chứng. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là trong tuần đầu của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân hết triệu chứng. Các trường hợp bệnh do EV71 có thể diễn biễn nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời [1].
Trong thập kỉ qua, dịch TCM đã được báo cáo ở các nước nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Malaysia, Singapore, và Trung Quốc. Số lượng ca bệnh TCM đã tăng lên nhanh chóng ở Trung Quốc kể từ năm 2007. Các báo cáo số tích lũy của các trường hợp mắc bệnh ở Trung Quốc đạt 489.540 trường hợp vào năm 2008 và tăng lên 1.155.575 trường hợp trong năm 2009, đánh dấu sự bùng phát dịch TCM quy mô lớn chưa từng có trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương [2].
Tại Việt Nam, bệnh TCM được ghi nhận từ năm 2003 ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự bùng nổ lên đến đỉnh điểm trong tuần 38 (từ 18- 24 /9/2011) với khoảng 2.500 trường hợp được bác cáo.Trong số 10 loại bệnh có số người mắc cao nhất năm 2012, bệnh TCM đứng thứ hai so với bệnh tiêu chảy. Đây cũng là bệnh có số người tử vong đứng thứ ba sau bệnh dại và sốt xuất huyết. Khu vực phía Nam là khu vực có số trường hợp mắc nhiều nhất, chiếm trên
60% tổng số ca bệnh trên cả nước [3],[4].
Năm 2012, miền Bắc Việt Nam đã xảy ra dịch TCM với quy mô lớn. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh/ thành, miền Bắc trong đó Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa có số mắc cao nhất với hơn 3.000 trường hợp mắc/ tỉnh. Tại Hà Nội, chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2012 toàn thành phố Hà Nội có hơn 750 ca mắc bệnh TCM. Trong những năm qua Hà Nội cũng là một trong những điểm đáng lo về dịch bệnh này tại khu vực miền Bắc [5].
Bệnh TCM là bệnh mới được đưa vào hệ thống giám sát quốc gia từ năm 2011, do vậy việc tăng cường giám sát ca bệnh/ vụ dịch, phân tích các đặc điểm dịch tễ học của bệnh là rất cần thiết để góp phần cho công tác phòng chống bệnh dịch trong thời gian tới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Tay chân miệng tại Hà Nội năm 2012 ” với 2 mục tiêu sau :
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng theo báo cáo tại Hà Nội, năm 2012.
2. Phân tích chùm ca bệnh tay chân miệng theo không gian- thời gian tại Hà Nội, năm 2012.
KHUYÊN NGHỊ
Trước tình hình dịch TCM đang có xu hướng tăng cao chúng tôi xin đề nghị 1 số nội dung sau:
– Truyền thông tập trung nâng cao kiến thức và thực hành phòng chống TCM cho những người chăm sóc trẻ, tại các nhà giữ trẻ, trường mầm non…
– Cần có thêm các nghiên cứu về sự lưu hành của các typ virus EV71.
– Công tác giám sát và phòng chống dịch cần sát sao hơn vào các thời điểm có nguy cơ bùng phát dịch (Tháng 3-4, tháng 9-10).
– Hai khu vực có nguy cơ mắc TCM cao hơn so với các vùng khác cần được ưu tiên đầu tư nhằm hỗ trợ cho giám sát dịch tễ học trọng điểm, quá trình lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực đặc biệt trong những vùng có nguồn lực hạn chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Tay chân miệng tại Hà Nội năm 2012
1. Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn giám sát, phòng và chống bệnh tay chân miệng (ban hành kèm theo Quyết định số 1742/QĐ-BYT ngày 19/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)”.
2. Wang, Y. và các cộng sự. (2011), “Hand, foot, and mouth disease in China: patterns of spread and transmissibility”, Epidemiology. 22(6), tr. 781-92.
3. Khanh, Truong Huu và các cộng sự. (2012), “Enterovirus 71- associated Hand, Foot, and Mouth Disease, Southern Vietnam, 2011”, Emerging infectious diseases. 18(12), tr. 2002.
4. WHO (2012), “Hand, Foot and Mouth Disease”.
5. Trần Như Dương và các cộng sự. (2013), “Đặc điểm dịch tay chân miệng tại miền Bắc Việt Nam, năm 2012”, tạp chí y học dự phòng. 23(11), tr. 134.
6. WHO (2011), “A Guide to Clinical Management and Public Health Response for Hand, Foot and Mouth Disease (HFMD)”.
7. Haaheim, Lars R, Pattison, John R và Whitley, Richard J (2002), A practical guide to clinical virology, John Wiley & Sons, 45
8. Chatproedprai, S. và các cộng sự. (2010), “Clinical and molecular characterization of hand-foot-and-mouth disease in Thailand, 2008¬2009”, Jpn JInfect Dis. 63(4), tr. 229-33.
9. Shah, V. A. và các cộng sự. (2003), “Clinical characteristics of an outbreak of hand, foot and mouth disease in Singapore”, Ann Acad Med Singapore. 32(3), tr. 381-7.
10. Lin, J. Y. và Shih, S. R. (2014), “Cell and tissue tropism of enterovirus 71 and other enteroviruses infections”, JBiomedSci. 21, tr. 18.
11. Bộ Y tế (2012), “Quyết định ban hành hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị bệnh Tay- chân- miệng”.
12. Loan, Đinh thị Bích và các cộng sự. (2012), “Đặc điểm bệnh tay chân miệng nặng do enterovirus 71 tại bệnh viện An Giang”.
13. Bộ Y tế (2009), “Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm”, tr. 229-235.
14. Trần Đình Bình Coxsackievirus và bệnh tay chân miệng, truy cập ngày 7-31-2011 tại trang web
http://www.huemeduniv.edu.vn/?cat_id=46&id=513.
15. Cao, F. và Huang, P. (2014), “Epidemiological characteristics and temporal-spatial clustering analysis of hand, foot and mouth disease in Nanchang city 2008-2012”, Scand JInfect Dis, tr. 1-6.
16. Qiaoyun, F. và các cộng sự. (2013), “Epidemiology and etiological characteristics of hand, foot and mouth disease in Huizhou City between 2008 and 2011”, Arch Virol. 158(4), tr. 895-9.
17. Yin, X. G. và các cộng sự. (2014), “Clinical and epidemiological characteristics of adult hand, foot, and mouth disease in northern Zhejiang, China, May 2008-November 2013 “, BMC Infect Dis. 14, tr. 251.
18. Onozuka, Daisuke và Hashizume, Masahiro (2011), “The influence of temperature and humidity on the incidence of hand, foot, and mouth disease in Japan”, Science of The Total Environment. 410-411(0), tr. 119-125.
19. Nguyễn Thị Kim Tiến, Đỗ Kiến Quốc và Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011), “Đặc điểm dịch tễ học – Vi sinh học bệnh tay chân miêng tại khu vực phía nam, 2008 – 2010”, Tạp Chí YHọc Thực Hành.
20. Nguyễn Thành Đông và Hà Văn Như (2012), “Tổng quan về đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng bệnh Tay Chân Miệng”, Tạp Chí Y Học Thực Hành.
21. Bệnh Tay, Chân, Miệng, truy cập ngày 9-1-2015, tại trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh tay, ch%C3%A2n, mi %E 1 %BB%87ng.
22. Tình hình bệnh tay chân miệng và các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai đến tháng 5/2014 (2014), truy cập ngày 9-1-2015, tại trang web http://vncdc.gov.vn/News.aspx?id=394.
23. Trần Ngọc Hữu (2012), “Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía Nam Việt Nam, Giai đoạn 2005-2011”.
24. Bộ Y tế (2013), “Phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2013”.
25. Trần Hữu Khanh, Đoàn Thị Ngọc Diệp và Trương Thị Chiết Ngự (2007), “Đặc điểm bệnh Tay Chân Miệng tại bệnh viện Nhin Đồng 1 năm 2007”, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 13(1_2009), tr. 219-223.
26. Zhu, Z. và các cộng sự. (2010), “Retrospective seroepidemiology indicated that human enterovirus 71 and coxsackievirus A16 circulated wildly in central and southern China before large-scale outbreaks from 2008”, Virol J. 7, tr. 300.
27. Ji, Z. và các cộng sự. (2012), “Occurrence of hand-foot-and-mouth disease pathogens in domestic sewage and secondary effluent in Xi’an, China”, Microbes Environ. 27(3), tr. 288-92.
28. Ooi, E. E. và các cộng sự. (2002), “Seroepidemiology of Human Enterovirus 71, Singapore”, EmergInfectDis. 8(9), tr. 995-7.
29. Nguyễn Đình Thiểu và Nguyền Đình Thoại (2012), “Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và lâm sàng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng”.
30. Samphutthanon, Ratchaphon và các cộng sự. (2014), “Spatio-Temporal Distribution and Hotspots of Hand, Foot and Mouth Disease (HFMD) in Northern Thailand”, International Journal of Environmental Research and Public Health.
31. Chen, K. T. và các cộng sự. (2007), “Epidemiologic features of hand- foot-mouth disease and herpangina caused by enterovirus 71 in Taiwan, 1998-2005”, Pediatrics. 120(2), tr. e244-52.
32. Ni, H. và các cộng sự. (2012), “Epidemiological and etiological characteristics of hand, foot, and mouth disease in Ningbo, China, 2008-2011”, J Clin Virol. 54(4), tr. 342-8.
33. Podin, Y. và các cộng sự. (2006), “Sentinel surveillance for human enterovirus 71 in Sarawak, Malaysia: lessons from the first 7 years”, BMC Public Health. 6, tr. 180.
34. Ang, L. W. và các cộng sự. (2009), “Epidemiology and control of hand, foot and mouth disease in Singapore, 2001-2007”, Ann Acad Med Singapore. 38(2), tr. 106-12.
35. Van Tu, Phan và các cộng sự. (2007), “Epidemiologic and Virologic Investigation of Hand, Foot, and Mouth Disease, Southern Vietnam, 2005”, Emerging Infectious Diseases. 13(11), tr. 1733-1741.
36. Ma, E. và các cộng sự. (2010), “Is hand, foot and mouth disease associated with meteorological parameters?”, Epidemiol Infect. 138(12), tr. 1779-88.
37. Urashima, M., Shindo, N. và Okabe, N. (2003), “Seasonal models of herpangina and hand-foot-mouth disease to simulate annual fluctuations in urban warming in Tokyo”, Jpn JInfectDis. 56(2), tr. 48-53.
38. Nguyễn Thị Thái Hà (2011), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại Hà Nội năm 2011”, tr. 38.
39. Trương Thị Chiết Ngự, Đoàn Thị Ngọc Diệp và Trương Hữu Khanh (2009), “Đặc điểm bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2007”, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 13(1), tr. 219-223.
40. Zhu, Q. và các cộng sự. (2011), “Surveillance of hand, foot, and mouth disease in mainland China (2008-2009)”, Biomed Environ Sci. 24(4), tr. 349-56.
ĐẶT VẤN ĐỀ i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Định nghĩa 3
1.2. Tác nhân gây bệnh và lâm sàng 4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh 4
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh 6
1.2.3. Biểu hiện lâm sàng và chuẩn đoán 6
1.2.4. Biến chứng 8
1.2.5. Xét nghiệm 8
1.3. Quá trình truyền nhiễm 8
1.3.1. Nguồn truyền nhiễm 8
1.3.2. Phương thức lây truyền 9
1.3.3. Tính cảm nhiễm và tính miễn dịch 9
1.4. Đặc điểm dịch tễ học 10
1.5. Tình hình dịch bệnh Tay Chân Miệng 11
1.5.1. Trên thế giới 11
1.5.2. Tại Việt Nam 11
1.5.3. Tại Hà nội 13
1.6. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh Tay Chân Miệng 13
1.6.1. Các biện pháp phòng bệnh 13
1.6.2. Điều trị 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu 16
2.1.1. Thời gian và Địa điểm 16
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16
2.2.2. Mẫu và chọn mẫu 16
2.2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 17
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 18
2.3. Các sai số có thể mắc phải và các biện pháp khống chế sai số 18
2.4. Xử lý số liệu 19
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 19
2.6. Hạn chế của đề tài 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 21
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tay Chân Miệng ở Hà Nội 2012 … 21
3.1.1. Sự phân bố bệnh TCM theo nhóm tuổi và giới 21
3.1.2. Sự phân bố bệnh TCM theo địa dư 22
3.1.3. Phân bố theo thời gian 24
3.1.4. Sự phân bố bệnh TCM theo phân độ lâm sàng khi nhập viện 25
3.1.5. Xét nghiệm EV71 26
3.1.6. Phân bố theo nơi điều trị 26
3.1.7. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ mắc bệnh 27
3.2. Phân tích chùm ca bệnh theo không gian- thời gian 28
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 30
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tay Chân Miệng theo báo cáo tại Hà Nội năm 2012 30
4.1.1. Nhóm tuổi 30
4.1.2. Giới 31
4.1.3. Địa dư 31
4.1.4. Thời gian 31
4.1.5. Phân độ lâm sàng 33
4.1.6. Xét nghiệm EV71 33
4.1.7. Nơi điều trị 33
4.1.8. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ mắc bệnh 34
4.2. Phân tích chùm ca bệnh theo không gian- thời gian 34
KẾT LUẬN 36
KHUYẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Phân bố ca bệnh TCM theo tuổi và giới tính 21
Bảng 3.2: Sự phân bố bệnh theo phân độ lâm sàng 25
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ mắc bệnh 27
Bảng 3.4: Phân bố chùm ca bệnh theo không gian- thời gian 28
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 1.1: Số bệnh nhân mắc bệnh TCM của 4 vùng trong nước năm 2012 …. 12 Biểu đồ 1.2: Phân bố bệnh nhân mắc TCM ở Việt Nam theo thời gian từ
1/2012-12/2012 13
Biểu đồ 3.1: Phân bố số ca mắc TCM theo quận huyện tại HN, 2012 22
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo tháng 24
Biểu đồ 3.3: Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng 26
Biểu đồ 3.4: Phân bố theo nơi điều trị 26
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 3.1: Bản đồ phân bố tỷ lệ mắc TCM /100000 dân tại Hà Nội năm 2012 .. 23 Bản đồ 3.2: Phân bố cụm ca bệnh theo không gian- thời gian tại Hà Nội, 2012 … 29