Một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ dưới 3 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương

Một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ dưới 3 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương

Luận án tiến sĩ y học Một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ dưới 3 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương.Nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh [14]. Theo Học viện quốc gia về nghe kém và các bệnh giao tiếp của Mỹ, nghe kém là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ [92]. Hàng năm tại Mỹ có khoảng 12.000 trẻ sơ sinh nghe kém được phát hiện. Thêm vào đó có khoảng 4.000 đến 6.000 trẻ từ 0-3 tuổi được phát hiện nghe kém dù những trẻ này vượt qua test sàng lọc thính giác lúc mới sinh. Tổng cộng có khoảng 16.000 – 18.000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được phát hiện nghe kém mỗi năm. Sự phổ biến của nghe kém khi so sánh với các bệnh lý di truyền khác được ghi nhận cứ 10.000 trẻ sinh ra thì có khoảng 12 trẻ bị dị tật sứt môi hở hàm ếch, 11 trẻ bị Down, 6 trẻ bị dị tật chi, 2 trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, 1 trẻ bị bệnh rối loạn chuyển hóa cùng với thiếu hụt enzym đơn thuần (PKU) và 30 trẻ bị nghe kém [89]. Nghe kém tiếp nhận là bất thường mắc phải phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh Mỹ. Nghe kém tiếp nhận được phát hiện ở 1-3/1000 trẻ ra đời (trung bình là 1.6/1000) [33]. Trên 10.000 trẻ sơ sinh được phát hiện ở Mỹ mỗi năm mắc nghe kém vĩnh viễn 1 hoặc 2 tai. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới nghe kém trên trẻ em như mẹ nhiễm trùng trong thời kì mang thai, sinh non, vàng da sơ sinh, ngạt… Đặc biệt với trẻ có tiền sử điều trị tại Khoa hồi sức sơ sinh (NICU) tỉ lệ nghe kém trên nhóm trẻ này là 24-46%. Điều này được giải thích là do các biện pháp điều trị mà trẻ nhận được [108]. Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có thể làm giảm oxy và tưới máu của cơ quan ốc tai và đường dẫn truyền thần kinh thính giác dẫn đến mất thính giác [109] [110]. Việc sử dụng thuốc độc cho tai, bao gồm thuốc lợi tiểu quai [112] và kháng sinh nhóm aminoglycoside, có liên quan đến sự gia tăng tính dễ bị tổn thương của ốc tai đối với tổn thương do thiếu oxy từ trước. Những năm gần đây, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ làm tăng khả năng sống sót của trẻ đẻ non và những trẻ sơ sinh có tổn thương nặng nên làm tăng tỉ lệ trẻ nghe kém. Nghe kém tiếp nhận trung bình đến nặng được xác định ở 2,5% đến 5,0% trẻ sơ sinh trong nhóm này.


Trẻ nghe kém tiếp nhận được điều trị bằng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử tùy thuộc vào mức độ nghe kém của trẻ. Cùng với sự phát triển của khoa học, máy trợ thính cho trẻ hiện có nhiều tính năng, công suất đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Sự ra đời và phát triển của ốc tai điện tử khiến cho mọi rào cản về mức độ nghe kém của trẻ trở nên vô nghĩa. Tức là trẻ nghe kém nặng đến mấy cũng có có cơ hội nghe lại được bình thường sau khi can thiệp. Tuy nhiên cái quyết định đến thành công của can thiệp trên trẻ nghe kém lại là phát hiện và can thiệp sớm vì nếu can thiệp muộn trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ kém dù sức nghe trở về bình thường. Theo các nghiên cứu, độ tuổi vàng để phát triển ngôn ngữ là trong vòng 3 năm đầu đời vì vậy trẻ cần được phát hiện và can thiệp trong độ tuổi này, mà tốt nhất là trong vòng 6 tháng tuổi.
Tại Việt Nam, trẻ nghe kém thường được phát hiện muộn do không có chương trình sàng lọc thính lực quốc gia cho trẻ sơ sinh. Chỉ một số bệnh viện tại các thành phố lớn có sàng lọc thính giác cho trẻ sơ sinh. Việc khám và sàng lọc cũng chỉ mang tính chất thời điểm chứ chưa mang tính chất theo dõi dài lâu. Khái niệm các yếu tố nguy cơ của nghe kém còn khá mới mẻ với các nhà lâm sàng dẫn tới việc trẻ có yếu tố nguy cơ cao với nghe kém không được sàng lọc và theo dõi thính lực định kì. Việc can thiệp cho trẻ nghe kém cũng rất nửa vời như sử dụng các thiết bị trợ thính không phù hợp, không trị liệu ngôn ngữ sau can thiệp và can thiệp muộn. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ dưới 3 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương”
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học nghe kém tiếp nhận ở trẻ dưới 3 tuổi tại Trung tâm thính học Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2019.
2. Xác định yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận ở trẻ em dưới 3 tuổi.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao thính lực bằng máy trợ thính ở trẻ em dưới 3 tuổi nghe kém tiếp nhận

MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………… i
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………………………………ii
Mục lục……………………………………………………………………………………………….iii
Danh mục bảng……………………………………………………………………………………vii
Danh mục biểu đồ ……………………………………………………………………………….. ix
Danh mục hình …………………………………………………………………………………….. x
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1. Tình hình nghe kém của trẻ em trên thế giới và Việt Nam ………………. 3
1.1.1. Trên thế giới………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………….. 7
1.2. Giải phẫu tai và sinh lý nghe………………………………………………………… 8
1.2.1. Giải phẫu tai ………………………………………………………………………… 8
1.2.2. Sinh lý nghe ………………………………………………………………………. 11
1.3. Nghe kém ………………………………………………………………………………… 12
1.3.1. Định nghĩa nghe kém………………………………………………………….. 12
1.3.2. Nghe kém tiếp nhận ……………………………………………………………. 13
1.3.3. Các mức độ nghe kém…………………………………………………………. 14
1.4. Các yếu tố nguy cơ cao của nghe kém…………………………………………. 16
1.5. Can thiệp cho trẻ nghe kém tiếp nhận………………………………………….. 25
1.5.1. Máy trợ thính cho trẻ em……………………………………………………… 26
1.5.2. Trị liệu ngôn ngữ………………………………………………………………… 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 38
2.1. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………. 38
2.2. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………… 38
2.3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 38iv
2.3.1. Mục tiêu 1 …………………………………………………………………………. 38
2.3.2. Mục tiêu 2. ………………………………………………………………………… 38
2.3.3. Mục tiêu 3 …………………………………………………………………………. 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 39
2.4.1. Mục tiêu 1 …………………………………………………………………………. 39
2.4.2. Mục tiêu 2. ………………………………………………………………………… 42
2.4.3. Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 3………………………………………. 46
2.5. Kỹ thuật thu thập dữ liệu……………………………………………………………. 53
2.6. Khắc phục sai số……………………………………………………………………….. 53
2.7. Quản lý và xử lý số liệu …………………………………………………………….. 54
2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………… 54
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 56
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nghe kém của trẻ dưới 3 tuổi tại bệnh viện
Nhi trung ương………………………………………………………………………… 56
3.1.1. Giới tính ……………………………………………………………………………. 56
3.1.2. Sàng lọc thính lực sơ sinh ……………………………………………………. 56
3.1.3. Độ tuổi phát hiện………………………………………………………………… 57
3.1.4. Nghe kém 1 tai/2 tai……………………………………………………………. 57
3.1.5. Mức độ nghe kém ………………………………………………………………. 58
3.1.6. Mức độ nghe kém và tuổi thai ……………………………………………… 58
3.1.7. Mức độ nghe kém và cân nặng khi sinh ………………………………… 59
3.1.8. Tình trạng can thiệp trên trẻ nghe kém ………………………………….. 60
3.1.9. Can thiệp đeo máy trợ thính…………………………………………………. 60
3.1.10. Can thiệp trên trẻ ở các mức độ nghe kém …………………………… 61
3.1.11. Thời gian can thiệp trung bình với từng nhóm tuổi……………….. 62
3.1.12. Thời gian can thiệp trung bình với từng giới………………………… 63
3.2. Phân tích các yếu tố nguy cơ của nghe kém …………………………………. 63v
3.2.1. Phân tích bằng hồi qui đơn biến……………………………………………. 63
3.2.2. Phân tích yếu tố nguy cơ nghe kém bằng hồi qui đa biến ………… 65
3.2.3. Các yếu tố nguy cơ của nghe kém sau ốc tai (ANSD) …………….. 66
3.3. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp máy trợ thính……………………………… 69
3.3.1. Cải thiện thính lực trung bình sau đeo máy trợ thính ………………. 69
3.3.2. Mức độ hiệu quả khi đeo máy trợ thính…………………………………. 69
3.3.3. Hiệu quả khi đeo máy trợ thính theo mức độ nghe kém…………… 70
3.3.4. Hiệu quả khi đeo máy trợ thính tại vùng tần số 500 Hz …………… 71
3.3.5. Hiệu quả khi đeo máy trợ thính tại tần số 1000 Hz …………………. 71
3.3.6. Hiệu quả khi đeo máy trợ thính tại tần số 2000 Hz …………………. 72
3.3.7. Hiệu quả khi đeo máy trợ thính tại tần số 4000 Hz …………………. 72
3.3.8. Cải thiện chỉ số SII sau khi can thiệp (%) (theo tai)- tính chỉ số
trung bình………………………………………………………………………….. 73
3.3.9. Cải thiện khả năng hiểu từ tối đa sau can thiệp (%) (theo tai)- tính
chỉ số trung bình ………………………………………………………………… 73
3.3.10. Cải thiện khả năng hiểu câu tối đa sau can thiệp (%)(theo tai)-
tính chỉ số trung bình. …………………………………………………………. 73
3.3.11. Phát hiện 6 ling ………………………………………………………………… 74
3.3.12. Nhắc lại 6 lings ………………………………………………………………… 77
3.3.13. Phân biệt 6 ling ………………………………………………………………… 78
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 81
4.1. Đánh giá thực trạng nghe kém trên trẻ dưới 3 tuổi tại Trung tâm Thính
học Bệnh viện Nhi trung ương…………………………………………………… 81
4.1.1. Phân bố theo tuổi, giới. ……………………………………………………….. 81
4.1.2. Mức độ nghe kém ………………………………………………………………. 82
4.1.3. Thực trạng can thiệp cho trẻ nghe kém………………………………….. 83
4.2. Các yếu tố nguy cơ cao của nghe kém…………………………………………. 86vi
4.2.1. Trẻ sinh non, nhẹ cân ………………………………………………………….. 86
4.2.2. Điều trị tại hồi sức sơ sinh ………………………………………………….. 87
4.2.3. Gia đình có người nghe kém từ nhỏ ……………………………………… 88
4.2.4. Ngạt sau sinh……………………………………………………………………… 89
4.2.5. Nghe kém sau ốc tai……………………………………………………………. 91
4.3. Hiệu quả của đeo máy trợ thính cho trẻ nghe kém ………………………… 93
4.4. Hạn chế của đề tài …………………………………………………………………….. 98
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 100
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 102
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định nghĩa các biến số nghiên cứu…………………………………………. 40
Bảng 2.2. Định nghĩa các biến số nghiên cứu theo mục tiêu 2………………….. 43
Bảng 3.1. Tỉ lệ nghe kém theo giới……………………………………………………….. 56
Bảng 3.2. Tỉ lệ sàng lọc sơ sinh ……………………………………………………………. 56
Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi thai và mức độ nghe kém…………………………………. 58
Bảng 3.4. Mức độ nghe kém và cân nặng khi sinh ………………………………….. 59
Bảng 3.5. Thời gian can thiệp trung bình với từng nhóm tuổi…………………… 62
Bảng 3.6. Thời gian can thiệp trung bình với từng giới……………………………. 63
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố và nguy cơ nghe kém………………… 63
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố và nghe kém- mô hình phân tích hồi
qui đa biến…………………………………………………………………………… 65
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố và ANSD…………………………………. 66
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố và ANSD theo mô hình phân tích
hồi qui đa biến……………………………………………………………………… 67
Bảng 3.11. Cải thiện thính lực trung bình sau đeo máy trợ thính………………. 69
Bảng 3.12. Cải thiện chỉ số SII sau khi can thiệp ……………………………………. 73
Bảng 3.13. Cải thiện khả năng hiểu từ tối đa………………………………………….. 73
Bảng 3.14. Cải thiện khả năng hiểu câu tối đa………………………………………… 74
Bảng 3.15. Khả năng phát hiện 6 Lings ở khoảng cách 3m ……………………… 74
Bảng 3.16. Khả năng phát hiện 6 Lings ở khoảng cách 2m ……………………… 74
Bảng 3.17. Khả năng phát hiện 6 Lings ở khoảng cách 1m ……………………… 75
Bảng 3.18. Khả năng phát hiện 6 Lings ở khoảng cách 0,5 m ………………….. 75
Bảng 3.19. Khả năng phát hiện 6 Lings ở khoảng cách sau tai …………………. 76
Bảng 3.20. Khả năng nhắc lại 6 Lings ở khoảng cách 3m………………………… 77
Bảng 3.21. Khả năng nhắc lại 6 Lings ở khoảng cách 2m và 1m………………. 7

https://thuvieny.com/dich-te-hoc-yeu-to-nguy-co-gay-nghe-kem-tiep-nhan-va-hieu-qua-can-thiep-deo-may-tro-thinh-o-tre-duoi-3-tuoi/

Leave a Comment