Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre
Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre.Sốt xuất huyết Dengue (hay còn gọi là sốt xuất huyết) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn đốt. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao [34] với sự có mặt ở hơn 125 nước trên thế giới [89], ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [73], [77].
Hiện nay sốt xuất huyết Dengue được coi là một trong số các bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất trên thế giới với hơn 50% dân số thế giới sinh sống ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh và khoảng 50% sống ở các quốc gia có lưu hành bệnh sốt xuất huyết [73], [115]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 2,5 – 5% [115].
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Năm 2014, được ghi nhận có 32.049 số ca mắc sốt xuất huyết và 20 trường hợp tử vong [9]. được ghi nhận có 32.049 số ca mắc sốt xuất huyết và 20 trường hợp tử vong [9]. Theo Bộ y tế, năm 2017, cả nước ghi nhận 181.054 trường hợp mắc SXH, trong đó có 152.659 ca nhập viện với 30 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 số ca mắc tăng 2,7%, số ca tử vong giảm 9 trường hợp. Tỷ lệ tử vong của nước ta năm 2017 là 0,03% trên tổng số ca mắc, thấp hơn các nước như Malaysia (0,23%), Philippines (0,24%), Campuchia (0,23%)…[1]. Trước đây dịch chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã, nay lan rộng đến nông thôn [34]. Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhưng SXHD vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng to lớn. Theo nghiên cứu thì số tử vong do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỉ lệ trên 80% tổng số tử vong của cả nước [47].
Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi, kênh mương nhiều. Khí hậu tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi, lăng quăng phát triển cũng như bệnh sốt xuất huyết xuất hiện. Năm 2015 ghi nhận 1084 ca mắc trong đó có 01 cas tử vong. Năm 2016 số mắc sốt xuất huyết Dengue của toàn tỉnh là 3.230 ca sốt xuất huyết trong đó có 2 ca tử vong. Năm 2017, toàn tỉnh ghi nhận 1.132 ca mắc sốt xuất huyết, 01 ca tử vong [49]. Tuy số ca mắc và tử vong tại tỉnh Bến Tre không phải cao nhất trong khu vực nhưng diễn biến bệnh sốt xuất huyết vẫn còn phức tạp.
Vậy vấn đề đặt ra là thực trạng Sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bến Tre ra sao? Các yếu tố nào liên quan đến Sốt xuất huyết Dengue ? Giải pháp nào phù hợp với cộng đồng để giảm thiểu vấn đề đó? Để trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre”, nhằm thực hiện 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 02 xã của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2015-2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre
TIẾNG VIỆT
1. Báo Sài Gòn giải phóng (2017), “Cả nước ghi nhận 181.054 trường hợp mắc sốt xuất huyết”, Nguồn: http://www.sggp.org.vn/ca-nuoc-ghi-nhan-181054-truong-hop-mac-sot-xuat-huyet-490804.html.
2. Khoa học và công nghệ Bộ (2014), “Việt Nam công bố vắc xin ngừa sốt xuất huyết”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr.1.
3. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue, Quyết định số 1499/QĐ-BYT, ngày 17 tháng 05 năm 2011.
4. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue, Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 2014.
5. Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Lê Việt Anh và cs (2012), “Nghiên cứu mối liên quan liên quan giữa vector sốt xuất huyết và biến đổi khí hậu tại 4 xã ven biển tỉnh Bến Tre năm 2011”, Báo cáo khoa học, Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng, TP. Hồ Chí Minh, 16 (3), tr. 1 – 7.
6. Bạch Thị Chính và cs (2010), “Hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức – thực hành đúng phòng chống sốt xuất huyết cho người dân tại xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2009”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản số 2, tr. 54 – 60.
7. Vũ Đức Chính (2011), Nghiên cứu phân bố, độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét và đánh giá hiệu lực của màn tẩm hoá chất với Anopheles epiroticus đã kháng hoá chất diệt côn trùng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương.
8. Nguyễn Thị Kim Tiến (2011), “ Chi phí điều trị sốt Dengue/ Sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, tr.43.
9. Cục Y tế dự phòng và môi trường (2015), “Tình hình sốt xuất huyết năm 2014 và hoạt động trọng tâm năm 2015 “, Hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế.
10. Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam (2015), “Sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống Sốt xuất huyết – một hướng đi mới nhiều triển vọng”, Nguồn: http://www.eliminatedengue.com/viet-nam/tri-nguyen.
11. Dự án Phòng chống sốt xuất huyết Khu vực miền Bắc (2014), “Kết quả giám sát sốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, phụ bản số 3/2014.
12. Lê Văn Hà (2012), Hiệu quả truyền thông tại hộ gia đình trong việc nâng cao kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết tại phường 4, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Diệp Thanh Hải, Lương Chấn Quang, Đỗ Kiến Quốc và cs (2013), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue dựa vào hệ thống giám sát trọng điểm ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long năm 2012-2013”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 10 (146), tr. 30 – 31.
14. Nguyễn Quang Hải (2011), Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2010, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
15. Trần Văn Hai (2008), “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp Năm 2006”, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 12 (4), tr. 39 – 44.
16. Trần Thị Hằng (2014), Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes, mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes Aegypti ( Linnafus) ở Hà Nội), Luận vănThạc sĩ Y học. Trường đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Đặng Kim Hạnh, Vũ Sinh Nam, Nguyễn Thị Kim Tiến (2010), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội, năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành, 6 (722), tr. 2 – 7.
18. Nguyễn Văn Khởi, Lê Thành Đồng, Trần Thiện Thuần (2013), “Tỷ lệ được cấp thuốc tự điều trị và kiến thức, thực hành tự điều trị sốt rét ở người đi rừng, ngủ rẫy tại xã Dak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”, Kỷ yếu hội nghị khoa học y tế dự phòng khu vực phía Nam năm 2013, tr. 34 – 35.
19. Nguyễn Lâm, Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Thị Kim Ngân và cs (2013), “Kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết dengue trong trường học tại tỉnh Tiền Giang, 2012 – 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 10 (146), tr. 152 – 153.
20. Lý Lệ Lan, Lê Hoàng Ninh (2005), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2004”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Min, Tập 9, tr. 116 – 121.
21. Lý Phi Long (2010), Nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng năm 2009, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
22. Vũ Sinh Nam, Phan Trọng Lân, Trần Công Tú và cs (2011), “Đánh giá hiệu quả mô hình phòng chống chủ động véc tơ sốt xuất huyết bằng rèm tẩm hóa chất và sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops trong cộng đồng tại thực địa tỉnh Long An”, Tạp chí Y học thực hành, Tập 6 (767).
23. Lê Đăng Ngạn, Hà Văn Phước (2013), “Tương quan giữa các chỉ số muỗi, lăng quăng Aedes và bệnh sốt xuất huyết dengue tỉnh Tiền Giang năm 2012”, Kỷ yếu hội nghị khoa học y tế dự phòng khu vực phía Nam năm 2013, tr. 43 – 44.
24. Phạm Thị Thúy Ngọc (2013), “So sánh sự khác biệt ổ lăng quăng nguồn Aedes aegypti (L.) vào mùa mưa và mùa nắng tỉnh Bạc Liêu và Bình Dương năm 2010 – 2011”, Kỷ yếu hội nghị khoa học y tế dự phòng khu vực phía Nam năm 2013, tr. 130 – 131.
25. Phan Thị Trung Ngọc (2008), Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành kiểm soát lăng quăng trong phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân huyện Phong Điền, Cần Thơ, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Nguyễn Đỗ Nguyên (1999), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của các bà mẹ nội thành Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến 1997”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Số 3, tr. 119 – 124.
27. Nguyễn Trung Nghĩa (2009), Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết Dengue tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau năm 2009, Đề tài Khoa học – Công nghệ Thành phố Cần Thơ, tr. 1 – 6.
28. Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Lâm (2010), “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp tại trường trung học cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang năm 2009”, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14(2), tr. 1 – 7.
29. Trần Vũ Phong, Hoàng Minh Đức, Nguyễn Thị Yên và cs (2010), “Hiệu quả phòng chống sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue với chiến dịch tham gia của cộng đồng”, Tập san Hội nghị Khoa học về Dịch tễ học thực địa, Tập XX, ( 9 – 117), Thành phố Huế.
30. Trần Vũ Phong, Trần Công Tú, Vũ Sinh Nam và cs (2013), “Xác định các yếu tố sinh học – sinh thái – xã hội biến đổi liên quan đến du lịch và sốt xuất huyết Dengue tại đảo Cát Bà, Hải Phòng”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXIII, số 11(147), tr. 113 – 118.
31. Trần Đắc Phu (2001), Đặc điểm chủ yếu của bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue lưu hành tại Nam Hà và nghiên cứu sử dụng Mesocyclops trong việc phòng trừ véc tơ trên thực địa nhỏ, Luận án tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
32. Nguyễn Cảnh Phú (2012), “Một số đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue tại Nghệ An giai đoạn 2001-2010,” Tạp chí Y học thực hành, Số 7 (834), tr. 122 – 124.
33. Trần Thị Phương (2010), Nghiên cứu tình hình và các yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2009, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
34. Phan Quận (2008), Bệnh truyền nhiễm, Giáo trình Đại học, Bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 125 – 133.
35. Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Lương Chấn Quang (2013), “Tác động của cộng tác viên lên nhận thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue tại khu vực phía Nam năm 2012”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 10 (146), tr. 47 – 49.
36. Sở Y tế Bến Tre (2013), “Báo cáo tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và phương hướng hoạt động các năm 2011,2012, 2013, 2014 ”, tr. 1 – 2.
37. Nguyễn Đình Sơn, Trần Bá Thanh, Trần Danh Lộc và cs (2011), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các trường học tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành, Số 805, tr. 1 – 8.
38. Lê Thành Tài (2008), “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2007”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 12 (4), tr. 45 – 49.
39. Lê Thị Tài, Nguyễn Văn Hiến, Lê Thị Lan Anh và cs (2015), “Kiến thức, thực hành về bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân hai xã huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, Số 6 (166), tr. 445.
40. Phan Đình Thuận (2010), “Tình hình bệnh sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue 9 tháng đầu năm 2010 tại thành phố Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XX, số (9 – 117).
41. Nguyễn Thị Kim Tiến (2003), “Hiệu quả và tính khả thi của biện pháp kiểm soát lăng quăng theo thời vụ năm 2002 tại tỉnh Bến Tre”, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1 – 6.
42. Nguyễn Thị Mỹ Tiên ,Lý Huỳnh Kim Khánh, Lưu Lệ Loan và cs (2010), “Tính nhạy cảm của muỗi Aedes aegypti đối với các hóa chất diệt côn trùng tại 19 tỉnh thành phía Nam Việt Nam năm 2009-2010 “, Tạp chí y học dự phòng, Tập XX, số 9 (117).
43. Tổ chức Y tế thế giới (2006), Dịch tễ học cơ bản, Ấn phẩm lần hai, Thư viện Tổ chức y tế thế giới.
44. Nguyễn Văn Tới, Lê Công Minh, Tạ Quyết Đạt (2010), “Hiệu quả truyền thông trong thay đổi kiến thức – thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết tại Bảo Vinh, Long Khánh, Đồng Nai năm 2009”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14 (2), tr. 48 – 53.
45. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2012), Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
46. Phạm Thị Nhã Trúc (2013), “Đặc điểm dịch tễ học sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2012”, Tạp chí Y học thực hành, Số 10 (884), tr. 94 – 97.
47. Phạm Thị Nhã Trúc (2014), Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, Luận án Tiến sĩ Y hoc, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
48. Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre (2015), “Báo cáo tổng kết phòng chống bệnh SXHD các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014”, tr. 1 – 3.
49. Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre (2017), “Báo cáo tổng kết phòng chống bệnh SXHD năm 2017”, tr. 1 – 3.
50. Ngô Thị Hải Vân, Đặng Tuấn Đạt, Phạm Văn Lào (2013), “Một số đặc điểm dịch tể học sốt xuất huyết Dengue tại xã Cu Huê, huyện Eakap, tỉnh DakLak”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 4 (164), tr. 17 – 22.
51. Nguyễn Thi Văn Văn (2011), Đánh giá mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng và áp dụng biện pháp sinh học tại xã Phước Tân, huyện Long Thành năm 2009, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Thi Văn Văn (2011), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố liên quan tới sốt xuất huyết dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2009”, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 15 (1), tr. 210 – 217.
53. Văn phòng đại diện WHO Việt Nam (2014), “Các thông tin cần biết về sốt xuất huyết”, Nguồn: http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/dengue/factsheet/vi/
54. Văn phòng đại diện WHO Việt Nam (2017), “Sốt xuất huyết”, Nguồn: http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/dengue/factsheet/vi/.
55. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (2015), “Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam năm 2014 và kế hoạch trọng tâm năm 2015”, Hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, Thành phố Hồ Chí Minh.
56. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (2017), “Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và Việt Nam”, Nguồn: http://www.impeqn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1175&ID=11100.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC HỘP xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue 3
1.2. Căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue 10
1.3. Một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Địa điểm nghiên cứu 30
2.3. Thời gian nghiên cứu 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.5. Các chỉ số nghiên cứu 36
2.6. Nội dung và phương pháp can thiệp 37
2.7. Sơ đồ tổng hợp quá trình nghiên cứu 46
2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu 47
2.9. Vật liệu nghiên cứu 51
2.10. Phương pháp khống chế sai số 52
2.11. Phương pháp xử lý số liệu 53
2.12. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2010 – 2014 56
3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD tại 2 huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre 69
Chương 4. BÀN LUẬN 81
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2010 – 2014 81
4.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD tại 2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 91
Chương 5. KẾT LUẬN 106
1. Một số đặc điểm dịch tễ SXHD ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014. 106
2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD tại 2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 106
KHUYẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG
STT Nội dung Trang
Bảng 2.1. Phân bố hành chính địa phương nghiên cứu 33
Bảng 3.1. Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue trên 100.000 dân giai đoạn 2010 – 2014
56
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 – 2014 theo tháng tại huyện Châu Thành và Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
57
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2010 – 2014 theo địa dư
58
Bảng 3.4. Tỉ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 – 2014 theo nhóm tuổi 58
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa quan giữa nhiệt độ trung bình với số ca mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 – 2014
60
Bảng 3.6. Mối tương quan quan giữa lượng mưa trung bình với số ca mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 – 2014
61
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 – 2014 của huyện Châu Thành
62
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 – 2014 của huyện Mỏ Cày Nam
63
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 – 2014 của huyện Châu Thành
64
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 – 2014 của huyện Mỏ Cày Nam
65
Bảng 3.11. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 69
Bảng 3.12. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức đúng về muỗi truyền bệnh của người dân
70
Bảng 3.13. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức đúng về các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue
71
Bảng 3.14. Hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành đúng về các biện pháp dự phòng bệnh SXHD 72
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức – thực hành đúng trong dự phòng bệnh SXHD của người dân 73
Bảng 3.16. Giám sát khả năng sống của cá trong các DCCN tại các điểm nuôi 74
Bảng 3.17. Giám sát các chỉ số côn trùng trước và sau khi thả cá 75
Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ hộ gia đình đậy kín dụng cụ chứa nước ở xã can thiệp 75
Bảng 3.19. So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình có thả cá trước và sau can thiệp 76
Bảng 3.20. So sánh tỉ lệ mắc/ chết do sốt xuất huyết Dengue tại xã can thiệp và xã chứng sau 2 năm can thiệp 78
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2010 – 2014 theo giới tính
59
Biểu đồ 3.2. Các chỉ số giám sát côn trùng giai đoạn 2010 – 2014 59
Biểu đồ 3.3. Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti tại xã can thiệp (A) và xã đối chứng (B) sau 2 năm can thiệp
76
Biểu đồ 3.4. Chỉ số nhà có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77
Biểu đồ 3.5. Chỉ số DCCN có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77
Biểu đồ 3.6. Chỉ số Breteau tại xã can thiệp và xã đối chứng 78
DANH MỤC HÌNH
STT Nội dung Trang
Hình 1.1. Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới của WHO 4
Hình 1.2. Muỗi Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành 11
Hình 1.3. Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti 13
Hình 1.4. Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes aegypti 13
Hình 1.5. Giáp xác Mesocyclops đang ăn bọ gậy muỗi truyền bệnh 20
Hình 1.6. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia 25
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Bến Tre 30DANH MỤC HỘP
STT Nội dung Trang
Hộp 3.1. Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên 66
Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện 66
Hộp 3.3. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo xã 67
Hộp 3.4. Kết quả phỏng vấn sâu các lãnh đạo trạm Y tế xã 68
Hộp 3.5. Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên sau can thiệp 79
Hộp 3.6. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện sau can thiệp 79
Hộp 3.7. Kết quả phỏng vấn sâu Phó chủ tịch xã sau can thiệp 80
Hộp 3.8. Kết quả phỏng vấn sâu các Trưởng trạm y tế xã sau can thiệp 80
Nguồn: https://luanvanyhoc.com