Một số đặc điểm điện thế kích thích thính giác thân não ở bệnh nhân điếc đột ngột
Luận văn Một số đặc điểm điện thế kích thích thính giác thân não ở bệnh nhân điếc đột ngột/ Phạm Thanh Tâm..Hiện nay, các kỹ thuật điện sinh lý thăm dò chức năng đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh, đặc biệt là các bệnh của hệ thần kinh: kỹ thuật ghi điện não, ghi điện cơ, đo tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại biên, ghi điện thế kích thích… Trong đó, ghi điện thế kích thích là kỹ thuật ghi lại những đáp ứng của hệ thần kinh tiếp nhận với kích thích đặc hiệu từ môi trường bên ngoài, cho phép chẩn đoán sớm một số rối loạn chức năng của hệ thần kinh khi sự thay đổi về cấu trúc của nó chưa được bộc lộ rõ.
Kỹ thuật ghi điện thế kích thích thính giác thân não (BAEP) là kỹ thuật ghi lại đáp ứng điện của đường dẫn truyền thính giác khi có kích thích âm thanh. Kỹ thuật này ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm đánh giá chức năng dẫn truyền cảm giác thính giác trong một số bệnh lý có ảnh hưởng đến đường dẫn truyền thính giác.
Trong thính học, kỹ thuật ghi BAEP được sử dụng để chẩn đoán phân biệt các tổn thương tại ốc tai hay sau ốc tai. Ngoài ra, người ta còn sử dụng kỹ thuật này để xác định ngưỡng nghe khách quan cho các bệnh nhân quá nhỏ tuổi, có vấn đề về tâm thần, bệnh nhân không hợp tác…
Trên thế giới, kỹ thuật BAEP đã được nghiên cứu từ những năm 1970 và có rất nhiều các công trình nghiên cứu được công bố. Ngày nay, BAEP đã trở thành một phương pháp thăm dò cần thiết trong lĩnh vực thính học nói riêng, tai mũi họng nói chung, và cả ở lĩnh vực thần kinh học.
Ở Việt Nam, kỹ thuật BAEP bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1997. Từ đó đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về BAEP trên người bình thường và người nghe kém tiếp âm. Kết quả cho thấy BAEP là một kỹ thuật có giá trị bổ trợ cho chẩn đoán các tổn thương đường dẫn truyền thính giác. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu về các đặc điểm của BAEP trên bệnh nhân nghe kém tiếp âm nói chung.
Một trong số các bệnh lý hay gặp của nghe kém tiếp âm là điếc đột ngột.
Điếc đột ngột là điếc tiếp âm từ 30dB trở lên ở ít nhất 3 tần số liên tiếp nhau và xuất hiện trong vòng 72 giờ. Điếc đột ngột thường xuất hiện ở một tai, bệnh nhân ngoài nghe kém có thể có các triệu chứng: ù tai, chóng mặt, cảm giác đầy tai…
Nguyên nhân của điếc đột ngột có thể do các tổn thương tại ốc tai (do virus, mạch máu, chấn thương…) hoặc các tổn thương sau ốc tai (bệnh lý ở dây thần kinh thính giác, ở hệ thống thần kinh trung ương). BAEP giúp định hướng tổn thương tại ốc tai hay sau ốc tai.
Hiện nay chưa có nghiên cứu riêng nào về BAEP trên bệnh nhân điếc đột ngột tại nước ta.
Vì vậy, với mong muốn bổ sung những giá trị tham chiếu về đặc điểm của BAEP trên các bệnh lý nghe kém tiếp âm nói chung và hội chứng điếc đột ngột nói riêng, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: xác định một số đặc điểm của điện thế kích thích thính giác thân não BAEP ở bệnh nhân điếc đột ngột.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số đặc điểm điện thế kích thích thính giác thân não ở bệnh nhân điếc đột ngột
1. Võ Tấn, (1991), Tai Mũi Họng thực hành tập 2, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Ganong WF, (2001), Hearing and equilibrium, Review of medical, p166-176.
3. Trịnh Hùng Cường, (2001), Sinh lý họctập 2, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Lê Quang Cường, Dương Văn Hạng, (1998), Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, NXB Y học, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Công, (1998), Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh cơ, NXB Y học, Hà Nội.
6. Ngô Ngọc Liễn, (2001), Thính học ứng dụng, NXB Y học, Hà Nội.
7. Hà Lan Phương (2000), Nghiên cứu dẫn truyền cảm giác âm thanh bình thường ở hệ thần kinh trung ương của sinh viên Y khoa tuổi từ 20-25, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa Đại học Y Hà Nội.
8. Giroux AP, Prat LW, (1983), Brainstem evoked response audiometry, Ann Otol Rhinol Laryngol, p183-186.
9. Linda J.Hood, (1998), Clinical applications of the auditory brainstem response, Thomson Delmar Learning, p285.
10. Lương Linh Ly (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm điện thế kích thích thính giác ở trẻ em bình thường và trẻ em nghe kém tiếp âm một bên, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa Đại học Y Hà Nội.
11. Đinh Thị Thu Hương (2005), Nghiên cứu một số thông số của điện thế kích thích thính giác thân não ở trẻ em bình thường từ 6-10 tuổi, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa Đại học Y Hà Nội.
12. Lê Bá Thúc, Nguyễn Công Định và cs, (2003), Nghiên cứu điện thế đáp ứng âm thanh ở thân não của người Việt Nam bình thường tuổi 15-60, Tạp chí Sinh lý học, tập7, tr 25-28.
13. Phạm Tiến Dũng (2002), Bước đầu nghiên cứu vai trò của đáp ứng thính giác thân não trong chẩn đoán nghe kém tiếp âm một bên, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú Đại học Y Hà Nội.
14. Musiek FE, Lee WW, (1995), The auditory brain stem response in patients with brain stem or cochlear pathology, Ear Hear, vol 16, p631¬636.
15. Chandrasekhar SS, Brackman DE, (1995), Utility of auditory brainstem response audiometry in diagnosis of acoustic neuromas, Am J Otol, vol 16, p63-67.
16. Frattali MA, Sataloff RT, (1995), Audiogram construction using frequency-specific auditory brainstem response thresholds, ENT Journal.Oct, p691-700.
17. Beattice RC, Garcia E, (1996), Frequency-specific auditory brainstem responses in adults with sensorineural hearing loss, Audiology, vol 35, number 4, p194-203.
18. Lê Văn Sơn, Cấn Văn Mão và cs, (2004), Nghiên cứu điện thế đáp ứng thính giác thân não ở người Việt Nam bình thường và ở bệnh nhân nghe kém tiếp âm, Tạp chí Sinh lý học, tập 8, tr23-29.
19.Serpanos YC et al, (1997), The relationship between loudness intensity function and the click ABR wave V latency, EHO, vol 103, p181-188.
20. Ferguson MA, Smith PA, (1996), Efficiency of test use to screen for cerebello potine angle tumors: a prospective study, Audio. Jun, 30, p159¬176.
21. Kane NM, (1998), Quantitative electroencephalographic evolution of
non-fatal and fatal traumatic coma, Electroencephalogr-clin-
neurophysiol.Mar, 106(3), p244-250.
22. Hatayama-T, Moller-AR, (1998), Correlation between latency and amplitude of peak V in the brainstem auditory evoked potentials intraoperative recordings in micro vascular decompression operations, Acta-neurochir-wien, 140(7), p681-687.
23.Schwartz DM, Moris MD, (1991), Strategies for Optimizing the Detection of Neuropathology from the Auditory Brainstem Response, Diagnostic Audiology, p141-159.
24.Dehan CP, Jerger J, (1990), Analysis of Gender Differences in the Auditory Brainstem Response, Laryngoscope, vol 100, p18-25.
25.Stockard J, (1990), Electrodiagnosis in clinical, Neurology 3d ed New York.
26. Nozza RJ, (1993), Assessment of hearing and middle ear function in children, Pediatric otolaryngology, vol 1, p191-193.
27. Ngô Ngọc Liễn và cs, (1990), Bài giảng Mắt-Tai mũi họng, NXB Y học, Hà Nội.
28.Selter WA, Brackman DE, (1977), Acoustic tumor detection, Arch- Otolaryngol, vol 103, p181-188.
29. Cueva RA, (2004), Auditory brainstem response versus magnetic resonance imaging for the evaluation of asymmetric sensorineural hearing loss, Laryngoscope, vol 114, p1686-1692.
30. Dornhoffer JL, Helms J, (1994), Presentation and diagnosis of small acoustic tumors, Otolaryngol Head Neck Surg, vol 111, p232-235.
31. Godey B,Morandi X, (1998), Sensitivity of auditory brainstem response in acoustic neuroma screening, Acta Otolaryngol, vol 118, p501-504.
32. Ruckenstein MJ, Cueva RA, (1996), A prospective study of ABR and MRI in the screening for vestibular schwannomas, Am J Otol, vol 17, p317-320.
33. Firat Y, Ozturan O, (2006), Auditory brainstem response in pediatric migraine: during the attack and asymptomatic period, Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 70, p1431-1438.
34. Al-Azzawi LM, Mirza KB, (2004), the usefulness of the brainstem auditory evoked potential in the early diagnosis of cranial nerve neuropathy associated with diabetes mellitus, Electromyogr Clin Neurophysiol, 44(7), p387-394.
35. Lê Bá Thúc, Nguyễn Công Định, (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, NXB Y học, Hà Nội.
36. Trần Công Tú, Trịnh Hữu Hằng, (2004), Điện thế đáp ứng ở thân não của người Việt Nam bình thường, Tạp chí Sinh lý học, tập 8, tr18-22.
37. Lương Linh Ly, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Mỹ Hạnh, (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm của điện thế kích thích thính giác ở trẻ em bình thường từ 10 đến 14 tuổi, Tạp chí nghiên cứu y học, tập 32, tr49-54.
38. Tạ Hùng Sơn (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc đột ngột tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Hà Nội.
39. Tandon OP, (1990), ABR in healthy north Indians, Indian J Med Res.Aug, 92, p252-256.
40. Edward MB, (1991), Brainstem auditory evoked potential, Pediatric Neurology, p724-785.
41. Menke JH, (1990), Textbook of child neurology, p19-20.
42. Legent F et al, (1998), Manuel practique des tests de l’audition, p81-97.
43. Tandon OP, Krishma SV, (1990), BAEP in children-A normative study, Indian Pediatr.Jul, 27(7), p37-40.
44. Nguyễn Thị Bích Thuỷ, (1999), Thời gian tiềm tàng bình thường của các sóng I, III,V trong đo điện thế kích thích gợi thính giác ở thanh niên Việt Nam và một số ứng dụng trong Tai Mũi Họng., Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa cấp II.
45. Jerger J, Hall J, (1980), Effects of age and sex on audiotory brainstem response, Arch Otolaryngol, vol 106, p 387-391.
46. Jerger J, Brown D, (1984), Effects of peripheral hearing loss on the interpretation of ABR results, An international conference on standars for ABR test Italy, p71-75.
47. Bauch CD, Olsen WO, Harner SG, (1983),Auditory brainstem response and acoustic reflex test, Arch otolaryngol, vol 109, p522-525.
48. Stanon SG, Cashman MZ, (1996), Auditory brainstem. A comparision of different interpretation strategies for detection of cerebelopontine angle tumors, Scand Audiol, 25 (2), p109-120.
49. Watson DR, (1990), A study of the effects of cochlear loss on the auditory brainstem response specificity and false positive rate in retrocochlear assessment, Audiology May-Jun, p155-164.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 . Sinh lý cảm giác thính giác 3
1.2. Kỹ thuật ghi điện thế kích thích thính giác thân não (BAEP) 9
1.3. Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật đo BAEP 13
1.4. Ứng dụng của BAEP 14
1.5. Những yêu tố không phải bệnh lý ảnh hưởng đến kết quả đo BAEP 18
1.6. Các nguyên nhân nghe kém tiếp âm 20
1.7. Những nghiên cứu về BAEP 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 28
3.2. Đặc điểm của các sóng khi kích thích thân não 30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 36
4.1. về đối tượng nghiên cứu 36
4.2. Kết quả BAEP ở nhóm người bình thường 37
4.3. Đặc điểm điện thế kích thích thính giác thân não trên bệnh nhân điếc đột ngột
bên tai lành 39
4.4. Đặc điểm điện thế kích thích thính giác thân não trên bệnh nhân điếc đột ngột
bên tai bệnh 40
4.5. Hạn chế của nghiên cứu và hướng đi tiếp theo 45
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Giải phẫu của tai 3
Hình 1.2. A.Ốc tai ; B.Cơ quan Corti 6
Bảng 1.1: thời gian tiềm tàng và liên đỉnh của các sóng BAEP 22
Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 28
Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 29
Biểu đồ 2: Phân bố nhóm nghiên cứu theo mức độ điếc 29
Bảng 3.2: Tần suất xuất hiện các sóng khi kích thích 30
Bảng 3.3: Thời gian tiềm tàng các sóng (ms) theo từng tai ở nhóm bệnh 30
Bảng 3.4: Thời gian liên đỉnh các sóng (ms) theo từng tai 31
Bảng 3.5: Điện thế các sóng (pV) theo từng tai ở nhóm nghiên cứu 31
Bảng 3.6: So sánh thời gian tiềm tàng các sóng giữa nhóm nghiên cứu và nhóm
chứng 32
Bảng 3.7: So sánh thời gian liên đỉnh giữa các sóng giữa nhóm nghiên cứu và nhóm
chứng 32
Bảng 3.8: So sánh điện thế các sóng giữa nhóm nghiên cứu với nhóm chứng 33
Bảng 3.9: Thời gian tiềm tàng các sóng phân theo mức độ điếc 34
Bảng 3.10: Thời gian liên đỉnh của các sóng phân theo mức độ điếc 34
Bảng 3.11: Biên độ các sóng phân theo mức độ điếc 35
ĐẶT VẤN ĐỀ