MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH TẬN THẦN KINH QUAY CHI PHỐI CƠ DUỖI CHUNG NGÓN TAY Ở NGƯỜI VIỆT NAM
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH TẬN THẦN KINH QUAY CHI PHỐI CƠ DUỖI CHUNG NGÓN TAY Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Lê Tự Quốc Tuấn*; Phạm Đăng Diệu** Nguyễn Văn Chương***; Trần Ngọc Anh***
TÓM TẮT
Với việc phẫu tích 30 mẫu cẳng tay sau, các tác giả đã xác định chi tiết giải phẫu giúp áp dụng vào thực hiện kỹ thuật điện cơ sợi đơn độc kiểu kích thích điện trên cơ duỗi chung các ngón (DCN) và xác định được vị trí thoát ra ở bờ dưới của thần kinh quay sâu (R0) cũng như số lượng và vùng phân bố các nhánh vận động tận cùng (Ri) cho cơ DCN.
Các điểm vận động của hệ cơ vân (được các nhà giải phẫu và sinh lý nghiên cứu) gần đây đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực điện sinh lý [3]. Điểm vận động được định nghĩa là nơi đi vào của nhánh thần kinh vận động tại màng chùm cơ (epimysium) của bụng cơ. Một trong hai phương thức thực hiện kỹ thuật điện cơ kim sợi đơn độc (SFEMG = Single fiberelectromyography) – nhạy nhất trong pháthiện bệnh đặc biệt là các trường hợp bệnh nhẹ (nhược cơ thể mắt) – là kíchthích điện dây thần kinh (Stimulated SFEMG). Nguyên lý của kỹ thuật này là đặt điện cực kích thích (bằng điện cực kim hay điện cực hình đĩa) gần sát tấm tận cùng vận động của thần kinh chi phối cơ (thường là cơ vòng mi và cơ duỗi chung ngón tay) rồi dùng điện cực kim khảo sát độ bồn chồn (jitter) – biểu thị sự dao động dẫn truyền qua xi náp thần kinh cơ [5].
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất