Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát

Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát

Luận văn Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. Thoái hóa khớp (THK) là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý xương khớp. Bệnh thoái hóa khớp xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng tỉ lệ thoái hóa khớp tăng nhanh ở phụ nữ trên 40 và nam giới trên 50 tuổi. Tổ chức y tế thế giới ước tính khoảng 25% người già trên 65 tuổi bị đau khớp và tàn phế do mắc thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch. Việc điều trị bệnh hiện nay rất tốn kém cho cá nhân người bệnh và cả xã hội, trong khi hiệu quả điều trị nhiều khi chưa đạt được như mong muốn. Các biện pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa thoái hóa khớp gối cũng chỉ chủ yếu nhằm điều trị triệu chứng bệnh [2].

Thoái hóa khớp là bệnh lý tổn thương toàn bộ các thành phần của một khớp bao gồm sụn, xương dưới sụn, màng hoạt dịch. Bệnh được đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp ngoại biên và cột sống [7]. Cơ chế sinh bệnh của thoái hóa khớp vẫn chưa rõ ràng. Người ta nêu ra nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh là tuổi, giới, nghề nghiệp, chấn thương, béo phì… trong đó béo phì là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, phòng ngừa được. Béo phì ảnh hưởng đến thoái hóa khớp thông qua nhiều cơ chế, trong đó béo phì làm gia tăng lực đè ép lên các khớp chịu lực, điển hình nhất là khớp gối, dẫn đến phá hủy sụn, xương dưới sụn. Ngoài ra có giả thuyết cho rằng mô mỡ giải phóng ra hormon không điển hình hoặc yếu tố tăng trưởng ảnh hưởng đến xương và sụn. Leptin do tế bào mỡ tiết ra sẽ kích thích hình thành gai xương [13]. Điều này gợi ý béo phì có thể tác động đến sự hình thành thoái hóa khớp thông qua các yếu tố chuyển hóa khác như tăng đường máu, tăng huyết áp, tăng triglycerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C… Hội chứng chuyển hóa (HCCH) bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất chuyển hóa”. Những đặc điểm chính của hội chứng chuyển hóa là rối loạn dung nạp đường glucose, đề kháng insulin, béo bụng (hay còn gọi là béo trung tâm, béo tạng), rối loạn lipid máu gây vữa xơ động mạch và tăng huyết áp [6]. Tại Mỹ, HCCH đang ảnh hưởng tới gần 25% người trưởng thành. HCCH là một vấn đề quan trọng của y tế do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và hậu quả nặng nề của bệnh.

Thoái hóa khớp thường gặp ở người già người béo, bên cạnh đó người già người thường mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu đi kèm. Do đó nghiên cứu mối liên quan giữa THK và HCCH là cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát” nhằm 2 mục tiêu

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu – Bệnh Viện Bạch Mai năm 2015.

2. Mô tả mối liên quan giữa các yếu tố của hội chứng chuyển hóa với tình trạng thoái hóa khớp gối nguyên phát.

MỤC LỤC Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ……………………………………………………………….. 3

1. Thoái hóa khớp gối …………………………………………………………………………. 3

1.1. Định nghĩa thoái hóa khớp ………………………………………………………….. 3

1.2. Dịch tễ của thoái hóa khớp …………………………………………………………. 3

1.2.1. Tần xuất ……………………………………………………………………………… 3

1.2.2. Yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp ………………………………………… 4

1.3. Giải phẫu khớp gối …………………………………………………………………….. 4

1.3.1. Diện khớp ……………………………………………………………………………. 5

1.3.2. Màng hoạt dịch …………………………………………………………………… 5

1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR 1991 …………….. 5

1.5. Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp …………………………………………… 6

1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. ……………………………………………. 6

2. Hội chứng chuyển hóa …………………………………………………………………….. 8

2.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………….. 8

2.2. Dịch tễ học ……………………………………………………………………………….. 8

2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa ……………………………….. 8

2.4. Sinh bệnh học của hội chứng chuyển hóa……………………………………… 8

2.5. Điều trị hội chứng chuyển hóa ……………………………………………………. 9

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 10

1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 10

1.1. Địa điểm nghiên cứu: ……………………………………………………………….. 10

1.2. Thời gian nghiên cứu: ………………………………………………………………. 10

1.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 10

1.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ……………………………………………………………. 10

1.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng ………………………………………………. 11

2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………… 11

2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 11

2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 11

2.3. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………………… 12

2.4. Khía cạnh đạo đức của đề tài …………………………………………………….. 14

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………… 15

1. Đặc điểm chung của nhóm thoái hóa khớp gối………………………………….. 15

1.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc. ……………………………………………………. 15

1.2. Phân bố đối tượng theo giới ………………………………………………………. 16

1.3. Phân bố đối tượng theo BMI……………………………………………………… 16

1.4. Đặc điểm thoái hoá khớp gối …………………………………………………….. 17

2. Đặc điểm các thành phần của hcch trong nhóm thoái hóa khớp gối. ……. 17

2.1. Liên quan giữa THA với THK gối …………………………………………….. 17

2.2. Liên quan giữa vòng eo và THK gối ………………………………………….. 18

2.3. Liên quan giữa glucose máu và THK gối ……………………………………. 18

2.4. Liên quan giữa triglycerid máu và THK gối………………………………… 19

2.5. Liên quan giữa HDL-C máu và THK gối ……………………………………. 19

CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 20

1. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu …………. 20

1.1. Yếu tố giới tính ……………………………………………………………………….. 20

1.2. Yếu tố tuổi ………………………………………………………………………………. 21

1.3. Yếu tố thể chất ………………………………………………………………………… 21

2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở nhóm thoái hóa khớp gối. …………….. 21

2.1. Liên quan giữa THA với THK gối …………………………………………….. 21

2.2. Liên quan giữa vòng eo và THK gối ………………………………………….. 22

2.3. Liên quan giữa glucose máu và THK gối ……………………………………. 23

2.4. Liên quan giữa triglycerid máu và THK gối………………………………… 23

2.5. Liên quan giữa HDL-C máu và THK gối ……………………………………. 24

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 25

1. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối …. 25

2. Tỷ lệ các thành phần HCCH trong nhóm thoái hóa khớp gối. …………….. 25

Leave a Comment