MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU SAU TIA XẠ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ARGON PLASMA COAGULATION

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU SAU TIA XẠ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ARGON PLASMA COAGULATION

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU SAU TIA XẠ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ARGON PLASMA COAGULATION
Nguyễn Công Long1, Hoàng Mạnh Hùng1, Lê Vân Anh1
Tóm tắt
Mục tiêu: Bước đầu mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) viêm trực tràng (VTT) sau tia xạ được điều trị bằng phương pháp Argon plasma coagulation (APC). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 39 BN được chẩn đoán VTT mạn tính sau tia xạ được điều trị bằng phương pháp APC qua nội soi tại Trung tâm Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2015 – 7/2016. Kết quả: Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới (87,2%), tuổi trung bình 59,95 ± 12,32 (25 – 85 tuổi), 100% BN vào viện do đại tiện ra máu, 97,4% BN thiếu máu, 87,2% BN có biểu hiện đau bụng, 82,1% có mót rặn. Tỷ lệ biến chứng sau điều trị bằng APC qua nội soi là 5,1%. Kết luận: VTT chảy máu sau tia xạ thường có triệu chứng đau bụng mức độ vừa, đại tiện ra máu nhiều, thiếu máu, với vị trí tổn thương ở cả trực tràng và đại tràng Sigma. Mức độ chảy máu càng cao, nồng độ Hb trung bình càng giảm. APC là phương pháp can thiệp cầm máu qua nội soi an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp.

Viêm trực tràng sau tia xạ là một biến chứng được ghi nhận sau khi xạ trị cho các bệnh lý ác tính vùng khung chậu. Tia xạ gây ra quá trình chết theo chương trình (apoptosis) và sự chết tế bào thứ phát do tổn thương DNA, protein và lipid và thường ảnh hưởng đến các tế bào có sự tăng sinh nhanh chóng giống như các tế bào ung thư [1]. VTT sau tia xạ thường được chia thành cấp tính và mạn tính. VTT cấp tính sau tia xạ là một quá trình viêm chỉ liên quan đến lớp niêm mạc bề mặt [2], thường xảy ra ngay sau khi bắt đầu điều trị hoặc sau 3 tháng điều trị. VTT mạn tính sau tia xạ có thể bắt đầu sớm, nhưng các triệu chứng thường biểu hiện không rõ ràng từ vài tháng đến vài năm sau khi kết thúc điều trị (trung bình 8 – 12 tháng sau khi ngừng điều trị) [2]. Tỷ lệ mắc VTT mạn tính sau tia xạ khoảng từ 2 – 20%.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment