Một số đặc điểm lâm sàng và cách chăm sóc vết loét bàn chân đái tháo đường

Một số đặc điểm lâm sàng và cách chăm sóc vết loét bàn chân đái tháo đường

Tên bài báo:Một số đặc điểm lâm sàng và cách chăm sóc vết loét bàn chân đái tháo đường

Tác giả:Trần Văn Khoa
Tên tạp chí:Y học thực hành
Năm xuất bản:2005Số:5Trang:44-46
Tóm tắt:
Về sinh bệnh lý, vết loét bàn chân đái tháo đường gây nên bởi bệnh lý thần kinh và các tổn thương bệnh lý của mạch máu lớn và các vi mạch. Các tổn thương ở bàn chân thường dễ chữa vì các chấn thương thường rất bé và bị bội nhiễm thứ phát. Bệnh lý thần kinh gây ra sự biến dạng và các rối loạn cảm giác. Vị trí các vết loét thường gặp giảm dần theo thứ tự lần lượt: các ngón chân, vùng da đối diện với đầu của các xương bàn chân, vùng giữa của bàn chân và gót, bàn chân nhiều vết loét. S.aureus và Streptococcus sp là 2 loại thường gặp trong nhiễm khuẩn nông. Trái lại, trong nhiễm khuẩn sâu vi khuẩn thường thay đổi và phối hợp nhiều chủng. Chăm sóc tại chỗ có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gồm: đắp vết thương bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, băng vết loét bằng gạc không dính hay màng tổng hợp, tránh dùng các chất khử trùng mạnh và thuốc rửa sạch.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment