Một số dặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân điều trị ARV tại các bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 năm 2016

Một số dặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân điều trị ARV tại các bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 năm 2016

Một số dặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân điều trị ARV tại các bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 năm 2016.Kể từ khi ca bệnh đầu tiên được báo cáo vào tháng 6 năm 1981 tại Los Angeles, HIV/AIDS đã phát triển và lan rộng trở thành một đại dịch trên toàn cầu [1]. Vào năm 2015, trên thế giới có 36,7 triệu người sống chung với HIV trong đó 1,8 triệu trẻ em[2]. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu tác động lớn của đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính, hiện nay cả nước có khoảng 254.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng và mỗi năm có thêm khoảng 12.000 – 14.000 người nhiễm mới [3].
Thế giới đã chung tay để cùng đối phó với đại dịch này và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc mới, kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nhiễm, giảm tỷ lệ tử vong do AIDS và giảm gánh nặng kinh tế xã hội do HIV/AIDS gây ra . Năm 1996, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ARV là phác đồ đa hóa trị liệu kết hợp ít nhất 3 loại thuốc kháng vi rút áp dụng vào trong điều trị và đã mang lại những kết quả ấn tượng, làm giảm tỷ lệ chuyển giai đoạn sang AIDS, giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện của bệnh nhân HIV [4] . ARV được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2005 và đến cuối năm 2015 đã có khoảng 42% bệnh nhân HIV được điều trị bằng phác đồ này. Việt Nam đã và đang nỗ lực để đạt được đó có chương trình 90 – 90 – 90 nghĩa là 90% số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của bản thân; 90% số người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục suốt đời và 90% số người điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng. Trong số đó, có khoảng 4.500 trẻ em đang được điều trị ARV, chiếm hơn 90% số trẻ nhiễm HIV

Trẻ em là mầm non tương lai đồng thời cũng là đối tượng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong đại dịch HIV/AIDS. Trẻ em nhiễm HIV chủ yếu là do mẹ truyền cho con; nhiễm HIV làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của HIV/AIDS ở trẻ em cũng có những khác biệt so với người lớn [6], [7]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về HIV; tuy nhiên, các nghiên cứu về HIV ở trẻ em đặc biệt là trẻ đang điều trị ARV vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hy vọng đóng góp thêm một phần nhỏ vào bức tranh toàn cảnh của tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân HIV điều trị ARV tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016
MỤC LỤC Một số dặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân điều trị ARV tại các bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… i
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch tễ của HIV/AIDS……………………………….. 3
1.2. Lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị HIV ở trẻ em…………… 6
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam………………………… 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 16
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………….. 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 17
2.4. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………… 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 22
3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân………………………………………………. 24
3.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng ……………………………………………………. 27
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 30
4.1. Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu…………………………….. 30
4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân………………………………………………. 31
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng ……………………………………………………………… 34
4.4. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………….. 37
KẾT LUẬN……………..…………………………………………………..38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC. PHIẾU ĐIỀU TRA
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV…………………………. 9
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn điều trị ARV ở trẻ em nhiễm HIV…………………………. 10
Bảng 2.1 Tóm tắt thông tin về các biến số nghiên cứu…………………………….. 20
Bảng 2.2 Tóm tắt thông tin về các biến số nghiên cứu…………………………….. 21
Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới của bệnh nhân………………………………………… 22
Bảng 3.2. Dân tộc và địa bàn sinh sống của bệnh nhân……………………………. 23
Bảng 3.3. Thông tin về người chăm sóc chính ……………………………………….. 23
Bảng 3.4. Thông tin về nhiễm HIV và điều trị ARV……………………………….. 24
Bảng 3.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI và giới……………………. 25
Bảng 3.6. Phân loại dinh dưỡng theo BMI và nhóm tuổi …………………………. 25
Bảng 3.7. Giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân …………………………………………. 26
Bảng 3.8. Tình trạng bệnh lý kèm theo trong 2 tháng qua ……………………….. 26
Bảng 3.9. Giá trị tế bào CD4 tại thời điểm nghiên cứu ……………………………. 27
Bảng 3.10. Phân bố giá trị tế bào CD4 theo giới …………………………………….. 27
Bảng 3.11. Phân bố giá trị tế bào CD4 theo nhóm tuổi ……………………………. 28
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút………………………………………. 29
Bảng 3.13. Phân bố tải lượng vi rút theo nhóm tuổi ………………………………… 29
Bảng 3.14. Liên quan giữa phân bố tải lượng vi rút và CD4…………………….. 29

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment