một số rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện đa khoa XanhPon
Luận văn một số rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện đa khoa XanhPon.Xơ gan là bệnh thường gặp trong chuyên khoa tiêu hóa ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê ở khoa nội bệnh viện Bạch Mai, xơ gan chiếm 3,4% các bệnh nội khoa và chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh gan mật. Những năm gần đây bệnh xơ gan không giảm mà còn có khuynh hướng tăng lên. Xơ gan là bệnh lý mạn tính, tiến triển chậm qua nhiều năm, giai đoạn sớm ( giai đoạn còn bù) triệu chứng nghèo nàn, đến khi các triệu chứng rõ ràng ( giai đoạn mất bù) thì bệnh đã nặng, bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, vàng da, dễ chảy máu… ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động vàjk đời sống sinh hoạt của người bệnh [1], vì vậy cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân xơ gan giai đoạn tiến triển thường phức tạp với nhiều biến chứng nguy hiểm như: cổ trướng , nhiễm trùng, ung thư hóa, hội chứng gan thận, nhiều người bệnh có xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thưc quản, hôn mê có thể dẫn đến tử vong [16]. Gan đóng vai trò quan trọng đối với cơ chế đông cầm máu của cơ thể, là cơ quan tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu trong huyết tương , phức tạp. Suygan làm giảm tổng hợp nhiều yếu tố đông máu trong huyết tương: fibrinogen, yếu tố V, VIII, XI, XII, và các yếu tố phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X. Trong khi các xét nghiệm đông cầm máu chỉ ra rằng những rối loạn trên gây ra hậu quả chảy máu ở các cơ quan, nhưng với những bằng chứng tích lũy được từ những nghiên cứu cả trên lâm sàng cũng như cận lâm sàng lại cho thấy vấn đề trên phức tạp hơn nhiều [12]. Thông thường một bệnh nhân xơ gan co thể ở không có biểu hiện vể rối loạn đông cầm máu, mặc dù kết quả xét nghiệm có thời gian đông máu bất thường. Tuy vậy tình trạng cân bằng này rất dễ bị phá vỡ và có thể xuất hiện các tình trạng tăng đông máu ( tắc mạch), giảm đông máu ( chảy máu) [7]. Rối loạn các yếu tố tham gia vào quá trình đông cầm máu, rối loạn công thức máu, và liên quan giữa biểu hiện lâm sàng với xét nghiệm trên bệnh xơ gan đã được ghi nhận ở một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước [8] với nhiều kết quả khác biệt, chưa thống nhất. Vì vậy, để tìm hiểu rõ thêm về sự thay đổi các yếutố đông cầm máu và ảnh hưởng của chúng đến biểu hiện lâm sàng của bệnh lý xơ gan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ một số rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện đa khoa XanhPon ” nhằm không những giúp các thầy thuốc lâm sàng theo dõi , tiên lượng bệnh mà còn giúp các bác sĩ xử trí kịp thời cho bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu đặc điểm các rối loạn công thức máu, nhóm máu và đông máu ở bệnh nhân xơ gan.
2. Đánh giá mối liên quan giữa một số rối loạn đông máu với mức độ suy gan của bệnh nhân trên lâm sàng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, lâm sàng và cận lâm sàng 3
1.1.1. Định nghĩa. 3
1.1.2. Dịch tễ. 3
1.1.3. Nguyên nhân. 4
1.1.4. Triệu chứng của xơ gan. 5
1.2. Các biến chứng xơ gan 8
1.2.1. XHTH do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày: 8
1.2.2. Hôn mê gan 8
1.2.3. Nhiễm khuẩn 9
1.2.4. Ung thư hóa 9
1.2.5. Thang điểm để đánh giá giai đoạn xơ gan theo chỉ số Child – Pugh 10
1.3. Sinh lý quá trình cầm máu. 10
1.3.1. Quá trình cầm máu 10
1.3.2. Điều hòa quá trình cầm máu 14
1.4. Sinh lý quá trình đông máu. 15
1.4.1. Sự hình thành phức hợp prothrombinase. 15
1.4.2. Sự hình thành thrombin 17
1.4.3. Sự hình thành fibrin. 18
1.4.4. Điều hoà đông máu trong sinh lý 19
1.5. Rối loạn cầm máu ở bệnh nhân xơ gan 22
1.5.1. Giảm số lượng tiểu cầu 22
1.5.2. Giảm chất lượng tiểu cầu 22
1.5.3. Thay đổi cầm máu 22
1.6.2. Giảm các yếu tố đông máu không phụ thuộc vitamin K 24
1.6.3. Tăng tiêu fibrin ở bệnh nhân xơ gan 24
1.7. Xét nghiệm chỉ số INR 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.6. Xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Một số đặc điểm chung 27
3.2. Mối liên quan giữa xét nghiệm đông cầm máu với mức độ xơ gan trên lâm sàng. 33
Chương 4. BÀN LUẬN 38
4.1. Một số đặc điểm chung. 38
4.2. Một số đặc điểm lâm sàng. 38
4.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng khi vào viện. 40
4.3.1. Triệu chứng cận lâm sàng về sinh hóa, nhóm máu: 40
4.3.2. Đặc điểm công thức máu của bệnh nhân 41
4.3.3. Đặc điểm xét nghiệm đông máu 41
4.4. Mối liên quan giữa xét nghiệm đông máu với mức độ xơ gan trên lâm sàng. 42
4.4.1. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và xuất huyết. 42
4.4.2. Mối liên quan giữa tỉ lệ Prothrombin và xuất huyết. 42
4.4.3. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và mức độ xơ gan trên lâm sàng. 42
4.4.4. Mối liên quan giữa tỉ lệ Prothrombin và mức độ xơ gan trên lâm sàng. 43
4.4.5. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và các xét nghiệm sinh hóa khi vào viện. 43
4.4.6. Mối liên quan giữa mức độ xơ gan và một số triệu chứng lâm sàng. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố đông máu 17
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.2 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.3. Đặc điểm tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu 28
Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.5. Phân loại các mức độ xơ gan theo Child-Pugh 30
Bảng 3.6. Triệu chứng cận lâm sàng về sinh hóa khi vào viện 30
Bảng 3.7. Đặc điểm xét nghiệm nguyên nhân xơ gan ở thời điểm vào viện 31
Bảng 3.8. Đặc điểm nhóm máu của nhóm đối tượng 31
Bảng 3.9. Đặc điểm công thức máu của nhóm đối tượng 32
Bảng 3.10. Triệu chứng cận lâm sàng về đông máu 33
Bảng3.11. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và xuất huyết 33
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tỉ lệ Prothrombin và xuất huyết. 34
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu với mức độ xơ gan. 35
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa mức độ xơ gan và tỉ lệ Prothrombin 35
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và một số xét nghiệm sinh hóa. 36
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa mức độ xơ gan và một số triệu chứng lâm sàng. 37