MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN TAY BẰNG VẠT CUỐNG LIỀN TẠI CHỖ

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN TAY BẰNG VẠT CUỐNG LIỀN TẠI CHỖ

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN TAY BẰNG VẠT CUỐNG LIỀN TẠI CHỖ
Nguyễn Đức Tiến1, Nguyễn Bắc Hùng2, Phạm Văn Duyệt1
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật sẽ góp phần đánh giá được ưu và nhược điểm của tứng loại và đó chính là cơ sở thực tiễn để lựa chọn vạt. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được tiến hành trên 115 bệnh nhân với 130 khuyết hổng phần mềm ngón tay được tạo hình bằng vạt cuống liền tại chỗ tại khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và bệnh viện hữ nghị Việt Tiệp Hải Phòng. Kết quả: Trong tổng số 130  vạt cống liền tại chỗ có 95 vạt sử dụng dạng ngẫu nhiên, 35 vạt được sử dụng dạng trục mạch. Tỷ lệ sông hoàn toàn của vạt dạng ngẫu nhiên là 94/95, của vạt dạng truc mạch là 26/35. Theo dõi khả năng phục hồi cảm giác sau mổ 3-6 tháng được 110/130 ngón tay ttrong đó có 30/76 vạt ngẫu nhiên và 2/34 vạt dạng trục mạch phục hồi cảm giác ở mức độ đầy đủ là S4. Kết luận: Các yếu tố nguồn cấp máu tại vạt dạng ngẫu nhiên hay trục mạch và cách thức di chuyển của vạt dạng xuôi dòng hay ngược dòng có mối liên quan chặt chẽ đến mức độ sống và khả năng phục hồi cảm giác tại vạt.

Theo  Robert    W.  Beasley [1]:  Có  3  yếu  tố quan trọng khi lựa chọn vạt tổ chức để tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay đó là: Bảo tồn được chức năng xúc giác tinh tế của ngón tay, ít làm tổn hại nơi cho vạt và vạt áp dụng có tính khả thi và tin cậy có thể dự đoán được kết quả phẫu thuật Vạt tại chỗ là một trong những kỹ thuật được lựa chọn đầu tiên để che phủ các khuyết phần mềm búp ngón tay do có các ưu điểm: Không làm tổn thương thêm  các ngón lành,  kỹ thuật tương đối đơn giản thời gian phẫu thuật nhanh, màu  sắc  cấu  trúc  vạt  tương đồng  với  xung quanh, bảo tồn được mạch máu có thể bảo tồn cả thần kinh đi kèm. Bệnh nhân phục hồi nhanh cả về chức năng và hình thái của bàn ngón tay [2].Tranquilli-Leali là người đầu tiên sử dụng vạt tại chỗ để bảo tồn khuyết phần mềm búp ngón tay năm 1935 [3]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều loại vạt được áp dụng để tạo hình các khuyết hổng phần mềm ngón tay. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả  phẫu thuật sẽ góp phần đánh giá được ưu và nhược điểmcủa tứng loại và đó chính là cơ sở thực tiễn để lựa chọn vạt. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tàinày nhằm hai mục tiêu:“Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến  kết quả  tạo hình khuyết hỏng phần mềm ngón tay bằng vạt tại chỗ”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment