MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GÁNH NẶNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN KINH HƯNG YÊN NĂM 2020
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GÁNH NẶNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN KINH HƯNG YÊN NĂM 2020
Mai Thị Yến1, Vũ Thị Quý2
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện tâm thần kinh Hưng Yên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt liệt điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 95 người chăm sóc trực tiếp người bệnh tâm thần phần liệt điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên từ tháng 01/2020 đến 4/2020. Kết quả và kết luận: Các số yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt (p<0,05): về phía người bệnh bao gồm: tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa, số lần tái phát bệnh, bệnh lý kèm theo và khả năng làm việc; về phía người chăm sóc chính bao gồm: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân và bệnh lý kèm theo. Có một số yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng chăm sóc người bệnh như: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa, số lần tái phát bệnh và khả năng làm việc bệnh kèm theo.
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh tâm thần nặng, tương đối phổ biến, căn nguyên chưa rõ ràng, thường tiến triển mạn tính, hay tái phát và tiên lượng dè dặt. Bệnh có khả năng làm rốiloạn sâu sắc cả đời sống cá nhân và gia đình của những người bị bệnh [1].Tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,6-1,2% dân số thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 0,47%[3]. Có khoảng 40-80% người bệnh tâm thần phân liệt sống cùng gia đình của họ. Những bệnh nhân này phải thường xuyên dựa vào gia đình của họ để được chăm sóc hỗ trợ về thể chất và tinh thần trong suốt cuộc đời [1].Hành vi của một người mắc bệnh tâm thần tạo ra nhu cầu chăm sóc và hơn ai hết người thâncủa NB là người chịu trách nhiệm chính trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc phức tạp của NB hay NB đã tạo ra gánh nặng chăm sóc (GNCS) cho người thân. Gánh nặng chăm sóc gồm GNCS khách quan và chủ quan. GNCS khách quan có nghĩa là chỉ ra những ảnh hưởng của nó đối với hộ gia đình như chăm sóc các công việc hàng ngày, trong khi gánh nặng chủ quan chỉ ra mức độ mà người chăm sóc cảm nhận được GNCS.Phần lớn những người chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt phải chịu gánh nặng về thể chất, tâmlý và kinh tế [5].Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định người chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt gặp rất nhiều khó khăn, vất vả đó chính là gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chínhngười bệnh tâm thần phân liệt. Trong khi đó ở Việt Nam nóichung và bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên nói riêng hiện nay có rất ít đề tài nghiên cứu về chủ đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt những nghiên cứu về vấn đề gánh nặng của những người chăm sóc cho người bệnh TTPL
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gánh nặng chăm sóc, người bệnh, tâm thần phân liệt, nội trú
Tài liệu tham khảo
1. Trương Tuấn Anh (2018). Bài giảng chăm sóc sức khỏe tâm thần, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trọng Hưng, Phạm Thắng (2014). Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn cuối và các yếu tố liên quan. Tạp chí nghiên cứu y học, 100 (2), pp. 148-155.
3. Nguyễn Văn Tình (2017). Đánh giá mức độ tái hòa nhập cộng đồng và công tác quản lý, điều trị ngoại trú bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid tại 3 huyện của tỉnh Hưng Yên năm 2017, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com