MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ 4 – 6 TUỔI

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ 4 – 6 TUỔI

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ 4 – 6 TUỔI
Trần Tất Thắng1, Lê Thị Thanh Thủy1
1 Bệnh viện mắt Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ 4 – 6 tuổi tại Bệnh viện mắt Nghệ An. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến hành trên 73 trẻ em từ 4 – 6 tuổi (146 mắt) đến khám tại Bệnh viện Mắt Nghệ An, đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: từ 01/12/2020 đến 30/06/2021. Kết quả: Tuổi, giới không liên quan đến mức độ nhược thị. Hình thái tật khúc xạ liên quan đến mức độ nhược thị, 100% nhược thị nặng do loạn viễn. Có sự liên quan giữa mức độ nhược thị đến nhược thị 1 mắt và hai mắt, nhược thị 1 mắt mức độ nhược thị nặng hơn nhược thị 2 mắt. Lệch khúc xạ mức độ nhược thị nặng hơn so với nhóm không có lệch khúc xạ. Nhược thị có lệch khúc xạ có thị giác hai mắt thấp hơn không lệch khúc xạ.

Ước tính tỷ lệ mắc nhược thị chiếm từ 0,26-5% trong dân số [1] [2], trong đó trẻ nhỏ trước tuổi đi học chiếm 1,9-3% [2]. Trong các nguyên nhân  gây  nhược  thị  thì  tật  khúc  xạ  là  nguyên nhân  đứng  thứ  hai  sau  lác.  Nhược  thị  do  lệch khúc xạ nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến hậu quả giảm sút thị lực trầm trọng.Nhược  thị  có  thể  điều  trị  được,  phần  lớn nghiên cứu chỉ ra là nếu nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ gây nhược thị, có thể tiến hành điều trị sớm trước giai đoạn 6-8 tuổi thì có khả năng phục hồi tốt [6], [8], những trường hợp không được pháthiện và điều trị nhược thị kịp thời có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn.Theo nghiên cứu của Ham.O thị lực tốt trên hai mắt làm giảm đáng kể nguy cơ chấn thương nhãn cầu, làm giảm chi phí xã hội cho mù loà [5]. Thị lực và thị giác hai mắt là yêu cầu tiêu chuẩn về thị giác của nhiều nghành nghề. Như vậy  điều  tri  nhược  thị  làm  tăng  cơ  hội  nghề nghiệp  cho  trẻ  sau  này. 

Chi tiết bài viết
Từ khóa
lệch khúc xạ, thị giác hai mắt, nhược thị

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Anh (2017). Nguyên nhân và đặc điểm của nhược thị ở trẻ em khám tại BV Mắt TW. Tạp Chí Dược Học Quân Sự, 42(4), 222–227. 
2. Doshi N.R. and Rodriguez M.L.F. (2007). Amblyopia. Am Fam Physician, 75(3), 361–367. 
3. Pai A.S.-I., Rose K.A., Leone J.F., et al. (2012). Amblyopia Prevalence and Risk Factors in Australian Preschool Children. Ophthalmology, 119(1), 138–144. 
4. Nguyễn Hồng Phượng (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị nhược thị do lệch khúc xạ ở trẻ em, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
5. Nguyễn Thanh Vân (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
6. Lin P.-W., Chang H.-W., Lai I.-C., et al. (2016). Visual outcomes after spectacles treatment in children with bilateral high refractive amblyopia. Clin Exp Optom, 99(6), 550–554. 
7. Sen D.K. (1980). Anisometropic amblyopia. J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 17(3), 180–184. 
8. Harvey E.M., Dobson V., Miller J.M., et al. (2007). Amblyopia in Astigmatic Children: Patterns of Deficits. Vision Res, 47(3), 315–326. 
9. Rutstein R.P. and Corliss D. (1999). Relationship between anisometropia, amblyopia, and binocularity. Optom Vis Sci Off Publ Am Acad Optom, 76(4), 229–233. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment