MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KÍCH ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN QUỐC GIA
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KÍCH ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN QUỐC GIA
Xuân Trung Nguyễn 1,, Thị Hà An Trần 2, Văn Tuấn Nguyễn
Đặt vấn đề: Kích động là một biểu hiện thường gặp ở người bệnh tâm thần phân liệt. Việc đánh giá sớm và chính xác tình trạng kích động tâm thần là cần thiết để đảm bảo các chuyên gia y tế can thiệp kịp thời giúp cải thiện tình trạng của người bệnh, bảo vệ nhân viên y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 91 người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại viện Sức khoẻ Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2021 đến tháng 05/2022. Kết quả: 52,7% người bệnh tiếp tục học sau tốt nghiệp trung học phổ thông. người bệnh chưa kết hôn chiếm 59,3%. Tuổi khởi phát trung bình là 25,56 ± 8,34; thấp nhất là 15 tuổi. Người bệnh trong tiền sử có hành vi gây gấn bạo lực có nguy cơ kích động cao gấp 26,54 lần, tiền sử lạm dụng chất tác động tâm thần có nguy cơ kích động gấp 3,67 lần. Người bệnh không tự nguyện nhập viện có nguy cơ kích động gấp 53,18 lần so với người bệnh tự nguyện nhập viện. Người bệnh có ảo thanh ra lệnh và ảo thanh xui khiến có nguy cơ kích động gấp 11,21 và 2,79 lần so với người bệnh không có loại ảo giác này. Kết luận: Không tìm thấy mối liên quan giữa sự xuất hiện kích động với các yếu tố tuổi, giới, sự tuân thủ thuốc, hoang tưởng bị theo dõi, bị hại. Có mối liên quan giữa sự xuất hiện kích động với tiền sử có hành vi gây hấn, bạo lực, tiền sử lạm dụng chất tác động tâm thần, hình thức nhập viện cưỡng bức, ảo thanh xui khiến, ảo thanh ra lệnh.
Tâm thần phân liệt (TTPL) là bệnh lý mạn tính, một trong những bệnh gây tàn tật và thiệt hại nặng nề nhất về kinh tế. Trong các thể lâm sàng của tâmthần phân liệt thì thể paranoid là thể bệnh hay gặp nhất, với đặc trưng là các triệu chứng dương tính như hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế, các rối loạn về cảm xúc và hành vi chủ yếu do hoang tưởng và ảo giác chi phối.1Kích động là một biểu hiện thường gặp ở người bệnh tâm thần phân liệt. Việc đánh giá sớm và chính xác tình trạng kích động tâm thần là cần thiết để đảm bảo các chuyên gia y tế can thiệp kịp thời giúp cải thiện tình trạng của người bệnh, bảo vệ nhân viên y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý trong tương lai.2Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng, trong đa số trường hợp, các hành vi kích động, bạo lực xảy ra mà không có dấu hiệu cảnh báo, một số khác cho rằng hành vi tấn công và các đợt bạo lực có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ cụ thể và trước đó là các dấu hiệu cảnh báo về hành vi như: tâm trạng thù địch, căng thẳng, khuôn mặt giận dữ, cảm giác bồn chồn, tăng âm lượng khi nói, đe dọa bằng lời nói, phá hoại đồ đạc,…3Trong những năm qua, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứuvề kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt. Ở Việt Nam đã có mộtsốnghiên cứu về kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá chi tiết về các yếu tố liên quan đến kích động ở người bệnh tâm thần phân liệtthể paranoid tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, do đó chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: “Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia”.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com