MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM Ở HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TẠI MỘT TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM Ở HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TẠI MỘT TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM Ở HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TẠI MỘT TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Song Tú Nguyễn1,, Hồng Trường Nguyễn 1, Văn Phương Hoàng 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 551 học sinh 11 – 14 tuổi tại Điện Biên, tỉnh miền núi phía Bắc để xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng kẽm. Kết quả cho thấy có tương quan tuyến tính giữa chiều cao, chỉ số Zscore BMT/T, nồng độ hemoglobin và retinol huyết thanh với nồng độ kẽm huyết thanh. Một vài yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu kẽm đó là tình trạng dự trữ sắt thấp và cạn kiệt, tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VAD-TLS) và nguy cơ VAD-TLS, thiếu máu và ăn trưa tại trường. Vì vậy, cần can thiệp bổ sung đa vi chất dinh dưỡng (vitamin A, kẽm, sắt) và phòng chống thiếu máu; nâng cao chất lượng bữa ăn, tăng cường sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm, vitamin A và sắt để cải thiện tình trạng thiếu kẽm.

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và sự thiếu hụt kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Trên thế giới, thiếu kẽm mức độ nhẹ và trung bình là phổ biến hơn so với mức độ nặng. Tình trạng thiếu kẽm được coi là mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng khi tỷ lệ quần thể có hàm lượng kẽm trong huyết thanh thấp trên 20% (Hess  SY 2007). Thiếu kẽm gây ra những hậu quả bất lợi cho nhiều mặt đối với sức khỏe con người. Thiếu kẽm nhiều rối loạn bao gồm chán ăn,bất thường miễn dịch, chậm phát triển chiều cao, thiểu năng sinh dục, da sần sùi [1]; gây giảm chức năng miễn dịch và góp phần vào gánh nặng toàn cầu của các bệnh truyền nhiễm bao gồm tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét (Ackland,  2016); Dẫn đến cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm các dấu hiệu dậy thì, kém phát triển chiều cao và ăn uống kém (Jai K Das, 2013); Thiếu kẽm cũng gây tổn thương trong quá trình hình thành thần kinh trong giai đoạn phát triển bào thai. Tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất được quan sát thấy ở Nigeria (63%), tiếp theo là Nam Phi (39%) và Ethiopia (32%)  (Harika  R,  2017).  Nghiên  cứu  trẻ  7–18 tuổi  cho  thấy  tỷ  lệ  thiếu  Zn  là  4,9%  ở  Iran (Azemati  B,  2020).  Ở  Thổ  Nhĩ  Kỳ,  tình  trạng thiếu  kẽm  quan  sát  thấy  ở  27,8%  trẻ  em  và thanh thiếu niên (6–18 tuổi) [2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ 3-9 tuổi tại tỉnh Yên Bái là 73,8%.  Nồng  độ  kẽm  huyết  thanh  ở  trẻ  mầm non là 8,93 ± 1,88 μmol/L và tiểu học là 8,88 ± 1,76 μmol/L [3]và ở trẻ gái 11-13 tuổi là 71,8%; ở trẻ 7-9 tuổi tại Thái Nguyên là 59.4% [4]. Các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu kẽm được tìm thấy là thiếu năng lượng trường diễn, tình trạng vitamin A và tiền sử sốt [5]; chế độ ăn, nhóm tuổi, tình trạng sinh lý hoặc sự xuất hiện của bệnh lý; hay khu vực địa lý thường gặp ở vùng nông thôn; hoàn cảnh kinh tế (Engle-Stone R,  2014). Ăn ít thức ăn nguồn gốc động vật và chế độ ăn không đủ đa dạng (Berhe  K,  2019); kinh  tế  hộ  gia  đình,  tình  trạng  thiếu  vi  chất (vitamin A, thiếu máu và dự trữ sắt) [4]. Đồng thời, có tương quan về tình trạng thiếu vitamin D với nồng độ kẽm huyết thanh [3]; tương quan thuận chiều giữa nồng độ hemoglobin và retinol huyết thanh với nồng độ kẽm huyết thanh[5]. Trẻ em tuổi học đường dân tộc thiểu số vùng nghèo,  vùng  miền  núi  thường  là  đối  tượng  có nguy cơ thiếu kẽm cao do chế độ ăn không đáp ứng đủ; lứa tuổi dậy thì và tiền dậy nhu cầu về vi chất nói chung và kẽm tăng cao. Do đó, để có thể tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu kẽm nghiên cứu đã được tiến hành tại một số trường phổ thông dân tộc bán trú, tỉnh ĐiệnBiên là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment