MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU TRÊN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU TRÊN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018
Nguyễn Song Tú1, Hoàng Nguyễn Phương Linh1, Đỗ Thúy Lê1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thiếu máu là một mối quan tâm lớn trong vấn đề sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 571 học sinh 11-14 tuổi để xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu. Kết quả hồi qui tuyến tính đa biến cho thấy có liên quan tuyến tính giữa chỉ số Zscore chiều cao theo tuổi, nồng độ 25 (OH) D, kẽm huyết thanh với nồng độ hemoglobin huyết thanh. Hồi qui đa biến logistic cho thấy những học sinh suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc (Thái, Khơ Mú và khác) có nguy cơ thiếu máu cao gấp 1,8 lần những học sinh không suy dinh dưỡng hoặc dân tộc H’mông (p <0,05). Những học sinh ở nội trú có nguy cơ thiếu máu cao gấp 1,5 lần những đối tượng nghiên cứu khác (p<0,05); Những đối tượng thiếu kẽm có nguy cơ thiếu máu cao gấp 1,6 lần những đối tượng không thiếu kẽm (p<0,05). Do vậy, các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu máu cần được triển khai phối hợp đó là cải thiện chất lượng khẩu phần ăn tại trường học và hộ gia đình, bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng, can thiệp đặc thù theo từng dân tộc.
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin trong máu của cơ thể thấp hơn bình thường. Thiếu máu là một trong những mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và phụ nữtrong độ tuổi sinh đẻ. Thanh thiếu niên, bao gồm trẻ 10-19 tuổi, là thế hệ có số lượng đông nhất trong lịch sử hiện nay[1]. Ước tính có khoảng 1,8 tỷ thanh thiếu niên trên thế giới, trong đó 90% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [1]. Thiếu máu ảnh hưởng đến một phần ba dân số thế giới và góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, giảm năng suất làm việc và suy giảm sự phát triển thần kinh [2].Ở Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu ở học sinh trung học cơ sởtrường dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái là 26,9% [3]. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ 15 –19 tuổi tại Sơn La là 19,2% [4]; giai đoạn gần đây các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu phổ biến nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm trùng/viêm và rối loạn hemoglobin di truyền [2]; Các yếu tố liên quan đến thiếu máu như nghề nghiệp mẹ, tình trạng thiếu vitamin A [5], điều kiện kinh tế hộ gia đình; tiền sử sảy thai [4]. Tỷ lệ thiếu máu có khác biệt theo giới tính, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở nữ giới vị thành niên cao hơn nam; tỷ lệ hiện mắc cao hơn ở các nước có chỉ số phát triển xã hội thấp [1]. Ngoài ra, nghề nghiệp mẹ, tình trạng thiếu vitamin A, thiếu kẽm, suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi cũng có ảnh hưởng đến nồng độ hemoglobin [5]. Mặc dù các triệu chứng thiếu máu biểu hiện có thể không đặc hiệu, nhưng có bằng chứng mới nổi về tác động có hại của thiếu máu do thiếu sắt đối với kết quả lâm sàng của một số bệnh lý [6]. Hiểu được sự đa dạng và phức tạp của thiếu máu là rất quan trọng để có các biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm giải quyết các nguyên nhân gây ra thiếu máu theo một cách cụ thể và đặc thù. Đồng thời, xác định và can thiệp điều trị thiếu máu càng sớm càng tốt là rất quan trọng. Do đó, chúng tôi đã tiến hành triển khai nghiên cứu xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu ở học sinh trung học cơ sở vùng khó khăn dân tộc miền núi của tỉnh Điện Biên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu máu, học sinh, trung học cơ sở, yếu tố liên quan, Điện Biên
Tài liệu tham khảo
1. Christian P, Smith ER. Adolescent Undernutrition: Global Burden, Physiology, and Nutritional Risks. Ann Nutr Metab, 2018; 72(4): 316-328.
2. Chaparro CM, Suchdev PS. Anemia epidemiology, pathophysiology, and etiology in low- and middle-income countries. Ann N Y Acad Sci, 2019; 1450(1): 15-31.
3. Nguyễn Song Tú. Hiệu quả bổ sung đa vi chất đối với tình trạng vi chất dinh dưỡng và nhân trắc của trẻ gái từ 11-13 tuổi tại một số trường dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Viện, Viện Dinh dưỡng, 2022.
4. Nguyễn Song Tú. Thực trạng dinh dưỡng, thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ từ 15 – 35 tuổi và một số yếu tố liên quan tại một số xã nghèo của huyện Thuận Châu và Mường La, tỉnh Sơn La, năm 2018. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Viện, Viện Dinh dưỡng, 2021.
5. Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên và CS. Tình trạng thiếu máu ở trẻ 36-59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, năm 2015. Tạp chí Y học Dự phòng, 2017; tập 27, số 6 phụ bản: 42-49.
6. Cappellini MD, Musallam KM, Taher AT. Iron deficiency anaemia revisited. Journal of Internal Medicine, 2019: 153-170.
7. Hoàng Nguyễn Phương Linh và CS. Tình trạng thiếu máu và yếu tố liên quan ở trẻ 7- 9 tuổi của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, năm 2017. Tạp chí Y tế công cộng, 2020; 52: 6-16.
8. Bhargava A, Bouis HE, Scrimshaw NS. Dietary Intakes and Socioeconomic Factors Are Associated with the Hemoglobin Concentration of Bangladeshi Women. Journal of Nutrition, 2001; (131): 758-764.
9. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga và CS. Tình trạng thiếu máu và yếu tố liên quan ở trẻ mầm non, tiểu học suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi của huyện Lục Yên , Yên Bình, Tỉnh Yên Bái, năm 2017. Tạp chí Y học Việt Nam, 2019; 485(1 &2): 188-193.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com