MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN A Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN A Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN A Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018
Nguyễn Song Tú1, Hoàng Văn Phương2, Nguyễn Hồng Trường1, Đỗ Thúy Lê1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
2 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Vitamin A liên quan đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em, kể cả trẻ vị thành niên. Nghiên cứu cắt ngang nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan tình trạng thiếu vitamin A được tiến hành trên 571 học sinh 11- 14 tuổi tại tỉnh Điện Biên, năm 2018. Kết quả cho thấy hàm lượng retinol huyết thanh có liên quan đến chỉ số Zscore chiều cao theo tuổi, hàm lượng 25 (OH)D và kẽm huyết thanh. Học sinh là dân tộc H’mông, chưa dậy thì, thiếu kẽm có nguy cơ và VAD TLS cao gấp 1.8 lần học sinh là dân tộc khác (Thái, Khơ Mú..), đã dậy thì, không thiếu kẽm (p<0,01); Những học sinh ở nội trú có nguy cơ và VAD TLS cao gấp 1,7 lần những học sinh không nội trú (p<0,01); Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi có nguy cơ và VAD TLS cao gấp 1,4 lần không SDD (p <0,05). Nam giới có nguy cơ VAD-TLS cao gấp 1,6 lần nữ giới (p<0,05). Vì vậy, can thiệp giải quyết tình trạng thiếu vitamin A cần tập trung ở giai đoạn trẻ chưa dậy thì; cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu kẽm, vitamin D) và can thiệp ưu tiên đối với học sinh dân tộc H’mông.

Học sinh trung học cơ sở ở 11 –14 tuổi là lứa tuổi vị thành niên, thời kỳ được đánh dấu bằng sự phát triển nhanh chóng. Nhu cầu chất dinh dưỡng tăng lên ở tuổi thanh thiếu niên là điều kiện tiên quyết quan trọng để đảm bảo trẻ tăng khoảng 50% trọng lượng và khối lượng xương của  người  trưởng  thành,  cũng  như  20%  chiều cao người trưởng thành theo Brasel J. Thiếu vi chất dinh dưỡng trong đó có vitamin A liên quan đến  sự  phát  triển  của  đối  tượng  lớp  tuổi  này. Vitamin  A  là  một  vi  chất  dinh  dưỡng  hòa  tan trong chất béo, tham gia vào các quá trình tăng trưởng và phát triển như phát triển phôi thai, thị lực, khả năng miễn dịch, sự phân hóa và tăng sinh tế bào. Thiếu vitamin A (VAD) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng chú ý. Ở một số nước đang  phát  triển  tình  trạng  suy  dinh  dưỡng  và thiếu  vi  chất  rất  nghiêm  trọng;  như  ở  Nigeria thiếu vitamin A kết hợp vớithiếu máu là 46,1%; thiếu vitamin A kết hợp với thấp còi là 30,8% ở trẻ 12 –14 tuổi [1]. Nhưng ở Trung Quốc tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VAD -TLS)  ở trẻ 12 –17 tuổi là rất thấp 0,46%; và nguy cơ VAD –TLS  là  8,8%  (Wang  R,  2021).  Ở  Việt  Nam, nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy tình trạng VAD-TLS (retinol huyết thanh

Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu vitamin A, vi chất dinh dưỡng, học sinh, yếu tố liên quan, dân tộc

Tài liệu tham khảo
1. Ayogu RN, Ibemesi O, Okechukwu F. Prevalence and factors associated with anthropometric failure, vitamin A and iron deficiency among adolescents in a Nigerian urban community. Afr Health Sci, 2016. 16(2): 389-98. 
2. Ribeiro-Silva RC, Nunes IL, Assis AMO. Prevalence and factors associated with vitamin A deficiency in children and adolescents. J Pediatr (Rio J), 2014. 90(5): 486-92. 
3. Vuralli D, Tumer L, Hasanoglu A et al. Vitamin A status and factors associated in healthy school-age children. Clin Nutr, 2014. 33(3): 509-12. 
4. Gamble MV, Palafox NA et al. Relationship of vitamin A deficiency, iron deficiency, and inflammation to anemia among preschool children in the Republic of the Marshall Islands. European Journal of Clinical Nutrition, 2004. 58: 1396–1401. 
5. Hoàng Văn Phương và CS. Thực trạng thiếu vitamin A và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại một tỉnh miền núi phía Bắc, năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng, 2021. 31(9): 109-116. 
6. Surman SL, Penkert RR, Sealy RE. Consequences of Vitamin A Deficiency: Immunoglobulin Dysregulation, Squamous Cell Metaplasia, Infectious Disease, and Death. Int J Mol Sci, 2020. 21(15): 5570. 
7. Yang C, Chen J et al. Association of Vitamin A Status with Overnutrition in Children and Adolescents. Int. J. Environ. Res. Public Health, 2015. 12: 15531–15539. 
8. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga và CS. Một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, tỉnh Yên Bái, năm 2017. Tạp chí Y tế công cộng 2019. Số 49, 2019: 25-35. 
9. Nguyễn Song Tú. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc và một vài yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi thuộc trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Kon Tum, năm 2018. Báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học cấp Viện, Viện Dinh dưỡng, 2020. 

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN A Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018

Leave a Comment