MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÙNG DÂN TỘC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÙNG DÂN TỘC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018
Nguyễn Song Tú1,, Hoàng Văn Phương2, Đồng Thúy Lê3
Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ giai đoạn vị thành niên rất quan trọng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 4.069 trẻ tại 11 trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Điện Biên năm 2018 nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ 11 – 14 tuổi. Kết quả cho thấy kinh tế hộ gia đình nghèo và cận nghèo, trẻ chưa dậy thì, hoặc dân tộc H’mông là yếu tố tăng nguy cơ SDD thấp còi so với trẻ thuộc gia đình kinh tế bình thường, đã dậy thì, dân tộc khác. Vì vậy, cần có giải pháp tổng thể, lâu dài can thiệp dinh dưỡng cùng với việc cải thiện tình trạng kinh tế xã hội, hoàn cảnh gia đình. Ưu tiên can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ là người dân tộc đặc biệt là dân tộc H’mông. Đồng thời, cần trú trọng đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ học đường vùng dân tộc.
Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe trong thời kỳ thanh thiếu niên và vị thành niên rất quan trọng đối với sức khoẻ giai đoạn trước mang thai và những lợi ích tiềm tàng đối với sức khoẻ cho thế hệ tiếp theo. Suy dinh dưỡng protein-năng lượng làmột trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên, chiếm 225.906 ca tử vong vào năm 2013 [1]. Tỷ lệ SDD gầy còm ở nữ vị thành niên từ 13–17 tuổi ở 5 khu vực trên thế giới và khoảng 60 quốc gia là dưới 5%; tuy nhiên, ở một số nước ở Châu Phi và Châu Á có trên 10% trẻ nữ 13–15 tuổi SDD gầy còm (WHO-2014). Mặc dù, số liệu về gánh nặng SDD thấp còi ởnữ vị thành niên còn hạn chế, nhưng người ta ước tính ở một số quốc gia có tới 50% trẻ vị thành niên bị SDD thấp còi, phản ánh những tác động tích lũy và dai dẳng của tình trạng chậm phát triển ngay từ khi còn nhỏ [2]. Ở Campuchia, tỷ lệ SDD thấp còi trẻ từ 6 -17 tuổi rất cao (33,2%), trẻ em ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị (20,4% so với 36,4%) [3]. Ở Việt Nam, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ 11 -14 tuổi là 46,3% tại vùng khó khăn của tỉnh Yên Bái [4]. Ở vùng Tây Nguyên, tỷ lệ SDDthấp còi chung là 56,3% trong đó nam giới là 61,8% và nữ là 51,7%; thấp còi mức độ nặng là 16,7%; mức độ trung bình và nhẹ là 39,5%, ở ngưỡng rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng[5].Độ tuổi 11-14tuổi thuộc giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trên sự tăng trưởng và tầm vóc trong độ tuổi dậy thì luôn là yếu tố được đánh giá quan trọng hàng đầu. Theo tác giả Gupta M năm 2015, giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp của người mẹ, trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố, số anh chị em có mối liên quan đối với tình trạng SDD của trẻ. Nghiên cứu năm 2017, tại Yên Bái cũng cho thấy trẻ 11-14 tuổi sống trong gia đình kinh tế hộ nghèo và cận nghèo,hộ gia đình có trên 4người, bà mẹ không đi học, nghề nghiệp của mẹ làm ruộng, người dân tộc,con từ thứ 3 trở làm tăng nguy cơ SDD thấp còi[4]; Báo cáo của Yohanes SKnăm 2018 trên 13.396 thanh thiếu niên tuổi từ 10 –19 cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ và tình trạng làm việc của bà mẹ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là SDD thấp còi. Trẻ là con của những bà mẹ được giáo dục tốt có chiều cao theo tuổi tốt hơn. Không tìm thấy sự khác biệt giới tính liên quan đến SDD thấp còi, nhưng có sự khác biệt giới tính đối với SDD gầy còm do trẻ trai có mẹ được giáo dục cao hơn tiêuthụ nhiều thức ăn nhanh và mì gói cao hơn các bé gái, cho thấy sự lệch lạc giới tính theo kiểu mới [6]. Để tìm hiểu thêm về những yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi trẻ vị thành niên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi ở trẻ thuộc các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Điện Biên để từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp cho trẻ vùng khó khăn, miền núi phía Bắc
Nguồn: https://luanvanyhoc.com