Một số yếu tố nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống

Một số yếu tố nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống

Một số yếu tố nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống
Trần Thị Linh Tú, Trương Thanh Hương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tăng áp động mạch phổi ở nhóm bệnh nhân tự miễn là yếu tố báo hiệu tiên lượng xấu của bệnh và gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với nhóm bệnh nhân tăng áp động mạch phổi khác. Siêu âm tim qua thành ngực có giá trị trong sàng lọc và đánh giá mức độ tổn thương tim mạch trong xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, cùng với những chỉ số khác như test đi bộ 6 phút và NT proBNP, NYHA. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành nhằm đánh giá một số yếu tố nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống. Nghiên cứu tiến hành trên 199 bệnh nhân (137 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, 62 bệnh nhân xơ cứng bì) tại trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, Viện Da liễu trung ương từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2020 được siêu âm tim xác định 61 ca tăng áp động mạch phổi (áp lực động mạch phổi tâm thu > 36 mmHg), 138 ca áp lực động mạch phổi bình thường. Kết quả cho thấy, nồng độ NT – proBNP tăng và mức độ khó thở nặng hơn ở nhóm tăng áp động mạch phổi, trong khi đó khoảng cách đi bộ ở nhóm tăng áp động mạch phổi lại ngắn hơn. Mức độ khó thở NYHA và nồng độ NT – proBNP là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và xơ cứng bì.

Tăng áp động mạch phổi ở nhóm bệnh nhân tự miễn là yếu tố báo hiệu tiên lượng xấu của bệnh và gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với nhóm bệnh nhân tăng áp động mạch phổi khác. Bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi không được điều trị, thời gian sống sau 1 năm 50%, còn ở bệnh nhân không có tăng áp lực động mạch phổi là trên 90%.1 Bệnh nhân lupus  ban  đỏ  hệ  thống  (LPBĐHT),  tỉ  lệ  sống sau 5 năm ở nhóm không tăng áp động mạch phổi là 95%,2 trong khi ở nhóm có tăng áp động mạch phổi chỉ có 70,1%.3 Triệu chứng của tăng áp động mạch phổi thường kín đáo và không đặc  hiệu  nên  việc  chẩn  đoán  thường  muộn. Điều này đòi hỏi cần có những công cụ để có thể sàng lọc phát hiện sớm tăng áp động mạch phổi ở nhóm bệnh tự miễn, giúp can thiệp sớm và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. Một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng có liên quan đến thay đổi áp lực động mạch phổi và chức năng thất phải như khoảng cách đi bộ 6 phút, nồng độ NT proBNP, và mức độ khó thở NYHA đã được đề cập đến trong hướng dẫn của ESC 2015 giúp  phân  tầng  nguy  cơ  tăng  áp  động  mạch phổi. Test đi bộ 6 phút thể hiện khả năng dung nạp của hô hấp với gắng sức, khoảng cách đi bộ 6 phút có liên quan đến tiên lượng sống của bệnh nhân tăng áp động mạch phổi,4 trong khi đó NT – proBNP là dấu ấn sinh học phản ánh đáp ứng của cơ tim với áp lực và quá tải thể tích,5 biến đổi song song với thay đổi trong cấu trúc và chức năng thất phải.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment