MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIÊN TỎI-FOLATE ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU TRÊN NGƯỜI 30-69 TUỔI TẠI HÀ NỘI

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIÊN TỎI-FOLATE ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU TRÊN NGƯỜI 30-69 TUỔI TẠI HÀ NỘI

 Luận án MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIÊN TỎI – FOLATE ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU TRÊN NGƯỜI 30-69 TUỔI TẠI HÀ NỘI.Rối loạn chuyển hóa lipid máu hiện nay là một trong những vấn đề đang được y học thế giới quan tâm, nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ của nó với bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc phục vụ cho điều trị, còn mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Bệnh lý tim mạch trong tương lai quan hệ chặt chẽ với hàm lượng cholesterol toàn phần và những tiểu thành phần của nó [35].

Rối loạn chuyển hóa lipid máu do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hay thứ phát do mắc một số bệnh trong cơ thể hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt… [30]. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu
rối loạn chuyển hóa lipid máu đi kèm với các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái đường, thói quen ít vận động và thừa cân, béo phì [124].
Điều trị rối loạn lipid máu sẽ giúp chúng ta tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, tránh được các biến chứng khác do bệnh xơ vữa động mạch gây ra như tai biến mạch máu não, tăng tuổi thọ và
chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị [124]. Hiện nay để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, chế độ luyện tập, một số thuốc thuộc nhóm statin, những dẫn chất acid fibric, acid nicotinic.đã mang lại hiệu quả trong điều trị, nhưng việc sử dụng thuốc kéo dài gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu… Mặt khác giá thành của thuốc còn cao, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người bệnh [3]. Tỏi được cả thế giới coi như là thực phẩm có lợi cho sức khỏe [134]. Tỏi có tác dụng chống nhiễm trùng và chống tắc nghẽn mạch máu, bảo vệ tế bào nội mạc, ức chế quá trình ôxy hóa lipid, giảm các thành phần lipid máu. Như vậy có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch và chống đột quỵ [153]. Vai trò của tỏi trong điều trị bệnh đã được  chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi lên các chỉ tiêu lipid máu vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất. Gần đây, vai trò của acid folic và nồng độ homcysteine máu với bệnh tim mạch cũng được giới khoa học quan tâm. Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tăng cường folate bắt buộc vào bột mỳ ngoài mục đích giảm
dị dạng ống thần kinh ở trẻ sinh ra, còn nhằm phòng chống các rối loạn có liên quan đến bệnh tim mạch của cộng đồng [154,86,155].
Ở Việt Nam, tỏi là một thực phẩm gia vị, được trồng và sử dụng rất phổ biến, công dụng của tỏi và liều dùng hầu như chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian. Gần đây, một số chế phẩm được sản xuất từ tỏi dưới dạng viên nang, viên nén đã xuất hiện trên thị trường trong nước, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của sử dụng tỏi trên người bệnh có rối loạn chuyển hóa lipid máu. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của sản phẩm tỏi sản xuất trong nước đối với sự cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu trên người trưởng thành là thực sự cần thiết.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt        i
Danh mục các bảng        iii
Danh mục các hình vẽ        iv
ĐẶT VẤN ĐỀ        1
MỤC TIÊU        3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN        4
1.1.    ĐẠI CƯƠNG VỀ LIPID        4
1.1.1.    Đặc tính của lipid        4
1.1.2.    Vai trò của lipid        5
1.1.3.    Tiêu    hóa và hấp thu        6
1.1.4.    Sử dụng, vận chuyển trong máu        6
1.1.5.    Các typ lipoprotein        7
1.1.6.    Chức năng của lipoprotein        7
1.1.7.    Dự trữ mỡ        8
1.2.    LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG        8
1.2.1.    Sự điều hòa của nội tiết đối với chuyển hóa lipid        8
1.2.2.    Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến chuyển    hóa lipid        9
1.2.3.    Ảnh hưởng của một số thói quen sinh hoạt đến    chuyển hóa    13
lipid     
1.2.4. Thừa cân béo phì và chuyển hóa lipid        20
1.3.    RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU        23
1.3.1.    Định nghĩa rối loạn chuyển hóa lipid máu        23
1.3.2.    Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid máu        23
1.3.3.    Tình hình rối loạn chuyển hóa lipid máu        25
1.4.    HIỂU BIẾT VỀ TỎI VÀ FOLATE        27
1.4.1.    Thành phần hóa học của tỏi        27
1.4.2.    Thực trạng nghiên cứu hiệu quả của tỏi đối với RLCHLPM        30
1.4.3.    Hiểu biết về folate        36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU        39
2.1.    GIAI ĐOẠN 1        39
2.1.1.    Mục tiêu        39
2.1.2.    Thiết kế nghiên cứu        39
2.1.3.    Đối tượng nghiên cứu        39
2.1.4.    Địa điểm nghiên cứu        40
2.1.5.    Cỡ mẫu        40
2.1.6.    Chọn mẫu        42
2.1.7.    Phương pháp thu thập, kỹ thuật thu thập các chỉ tiêu, biến số        43
2.1.8.    Chỉ tiêu đánh giá        45
2.2.    GIAI ĐOẠN II        47 
2.2.1.    Mục tiêu        47
2.2.2.    Phương pháp nghiên cứu        47
2.2.3.    Phân tích số liệu        54
2.3.    ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU        54
2.4.    KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC        55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ        57
3.1.    Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM        57
3.1.1.    Đặc điểm hai nhóm nghiên cứu        57
3.1.2.    Rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố nguy cơ        58
3.2.    Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate đối với tình trạng RLCHLPM    62
3.2.1.    Đặc điểm hai nhóm nghiên cứu trước khi can thiệp        62
3.2.2.    Sự chấp nhận can thiệp của các đối tượng nghiên cứu        66
3.2.3.    Sự thay đổi các chỉ tiêu nhân trắc        69
3.2.4.    Sự thay đổi các chỉ tiêu lipid máu        70
3.2.5.    Khẩu phần ăn và thói quen luyện tập thể thao của hai nhóm đối
tượng tại thời điểm kết thúc nghiên cứu        81
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN        84
4.1.    Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM        84
4.1.1.    Mối nguy cơ thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và tình trạng    84
RLCHLPM     
4.1.2.    Sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt và tình trạng    86
RLCHLPM    
4.1.3.    Sự kết hợp giữa khẩu phần ăn và tình trạng RLCHLPM        94
4.2.    Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate đối với tình trạng    99
RLCHLPM    
4.2.1.    Sự chấp nhận can thiệp        99
4.2.2.    Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate đối với tình trạng
RLCHLPM        101
KẾT LUẬN        115
5.1.    Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM        115
5.2.    Hiệu quả của sử dụng viên tỏi -folate đới với tình trạng    116
RLCHLPM    
KHUYẾN NGHỊ        117
Những đóng góp mới của luận án        118
Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu        119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

  1.  Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Đỗ Vân Anh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Lâm (2010), “Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate trên đối tượng 30-60 tuổi có rối loạn lipid máu”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XX, số 7 (115).
  2.  Nguyễn  Đỗ  Vân  Anh,  Nguyễn  Xuân  Ninh,  Phùng  Đắc  Cam  (2013),  “Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người 30-69 tuổi tại Hà Nội ”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXIII, số 7 (143)

Leave a Comment