Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ

Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ

Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ.Hiện nay suy tim vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chủ yếu, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, cùng với đó là sự gia tăng gánh nặng về chi phí điều trị [1]. Tại Châu Âu, tần suất suy tim có triệu chứng ước tính khoảng 0,4 – 2,0% [2]. Tại châu Á, theo ước tính của Nhật Bản, số bệnh nhân suy tim sẽ tăng 90.000 trong mỗi 5 năm và đạt 1,3 triệu vào năm 2030 [3]. 
 Suy tim là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi các triệu chứng (khó thở, sưng mắt cá chân, mệt mỏi), có thể đi kèm với các dấu hiệu (tĩnh mạch cổ nổi, rale ẩm ở phổi, phù ngoại vi) gây ra bởi những bất thường về cấu trúc và chức năng của tim, kết quả làm giảm thể tích tống máu và/hoặc tăng áp lực trong buồng tim lúc nghỉ hoặc khi gắng sức [4] . 
 Suy tim là hậu quả của các bệnh tim mạch bệnh lý thường gặp như các bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh và một số bệnh khác có ảnh hưởng đến tim [5]. Trong đó, một trong những nguyên nhân gây suy tim hàng đầu là bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Suy tim cấp là tình trạng khởi phát nhanh chóng, trầm trọng của các triệu chứng và các dấu hiệu của suy tim. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng thường dẫn đến nhập viện, đòi hỏi phải được đánh giá và điều trị cấp cứu [4]. Ở các nước phương Tây, suy tim cấp còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở những người cao tuổi. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 1 triệu trường hợp suy tim cấp mỗi năm và là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở những người trên 65 tuổi [6]. Suy tim cấp có thể khởi phát lần đầu tiên, thường gặp hơn xảy ra trên nền suy tim mạn từ trước. Suy tim cấp thường liên quan đến các yếu tố thúc đẩy (YTTĐ), bao gồm: hội chứng động mạch vành cấp, tăng huyết áp không được kiểm soát, nhiễm trùng hoặc kém tuân thủ với chế độ điều trị cũng như chế độ ăn uống…Việc xác định được các YTTĐ đợt cấp ở bệnh nhân suy tim mạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho lựa chọn tiếp cận điều trị điều trị tối ưu. Bên cạnh đó, ngăn ngừa YTTĐ cũng có vai trò trong công tác quản lý bệnh nhân suy tim ngoại trú để giảm thiểu tỷ lệ nhập viện và tử vong. 
 Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề YTTĐ các đợt suy tim mất bù cấp, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ” với các mục tiêu:
 1. Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ.
 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn (cộng gộp tử vong tại viện và tử vong trong vòng 30 ngày, tái nhập viện trong vòng 30 ngày).

Leave a Comment