Một vài đặc điểm hiện tượng học của ba kích Việt Nam
Tên bài báo:Một vài đặc điểm hiện tượng học của ba kích Việt Nam
Tác giả:Nguyễn Chiều
Tên tạp chí:Dược học
Năm xuất bản:1982Số:3Trang:3-5
Tóm tắt:
Nghiên cứu về hệ rễ, sự ra chồi, lá hoa và quả của ba kích, mọc tự nhiên và trồng tại Việt Nam. Kết quả: cây ba kích sống nhiều năm. Hằng năm có 2 vụ ra chồi là vụ chồi xuân và vụ cuối hè thu. Chồi xuân ra ở đầu cành, chồi hè thu ở nách lá. Vụ chồi hè thu lá chính. Tỷ lệ ra chồi xuân ở cây mọc tự nhiên thấp, chỉ đạt 62,5%. Với cây trồng ngoài ánh sáng tỷ lệ này đạt 100%. Ba kích có lá quanh năm, chỉ rụng lá già rải rác. Lá có hình thuôn, nhọn đầu, đôi khi có dạng hình mác ngược hoặc hình trứng. Kích thước trung bình lá ba kích trồng lớn hơn gấp 2,7 lần về chiều rộng và 2,2 lần về chiều dài so với cây mọc tự nhiên. Cây trồng và mọc tự nhiên chỉ ra hoa và quả một vụ trong năm, mùa hoa bắt đầu từ tháng 4-5, ra quả non vào tháng 5, tháng 10-11 quả già và chín. Mức độ ra hoa và quả giữa cây trồng và cây mọc tự nhiên rất khác nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào sự chiếu sáng và nơi sống.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất