Mức độ hỗ trợ của gia đình cho bệnh nhân điều trị HIV muộn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017

Mức độ hỗ trợ của gia đình cho bệnh nhân điều trị HIV muộn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017

Mức độ hỗ trợ của gia đình cho bệnh nhân điều trị HIV muộn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
Lê Minh Giang, Đào Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thu Trang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả mức độ hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV điều trị muộn và một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 242 bệnh nhân điều trị HIV muộn tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. Tiêu chuẩn lựa chọn: từ 18 tuổi trở lên, sống ở TPHCM ít nhất 6 tháng, chưa từng điều trị ARV và số lượng CD4 khi đăng ký điều trị dưới 100 tế bào/mm3. Kết quả cho thấy hỗ trợ đối tượng nhận được từ gia đình hầu hết tập trung vào hỗ trợ liên quan HIV và chăm sóc sức khỏe, rất ít hỗ trợ khác. Có gia đình hạt nhân (bố/mẹ hoặc vợ/chồng) là điều kiện thuận lợi (aOR=10,2; 95% CI: 4,4 – 23,9) để nhận được hỗ trợ so với mối quan hệ khác (anh/chị/em ruột, anh/em họ, họ hàng). Đã tiết lộ với gia đình về tình trạng nhiễm HIV (aOR=6,9; 95% CI: 2,7 – 17,3) và nhóm tuổi ≥40 so với nhóm <30 tuổi (aOR=3,2; 95% CI: 1,1 – 9,7) cũng là các yếu tố thuận lợi để nhận được hỗ trợ nhiều. Các can thiệp nên tập trung vào nhóm bệnh nhân nhiễm HIV trẻ tuổi, không có/không nhận được hỗ trợ từ gia đình hạt nhân và chưa tiết lộ tình trạng nhiễm HIV.

Trong  cuộc  chiến  với  đại  dịch  HIV/AIDS những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác dự phòng và điều trị HIV/AIDS.1 Song song với nỗ lực mở rộng độ bao phủ của điều trị ARV, các tiêu chí đối với bệnh nhân để bắt đầu điều trị ARV cũng được nới lỏng với mục đích liên kết bệnh nhân vào điều trị kịp thời hơn, cho ví dụ, tiêu chuẩn số lượng tế bào (TB) CD4 vào điều trị cần dưới 200  TB/mm3  năm  2005  được  thay  đổi  thành điều trị ngay khi phát hiện nhiễm HIV.1,2 Mặc dù nhiều nỗ lực khác để rà soát ca bệnh, bệnh nhân vào điều trị HIV muộn với số lượng CD4 tại thời điểm vào điều trị thấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.3,4 Khoảng 45% người nhiễm HIV vào điều trị tại một số phòng khám ngoại trú ARV tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2014 đã trì hoãn đăng ký điều trị và CD4 tại thời điểm đăng ký là rất thấp (65 TB/mm3).5Trong  bối  cảnh  Việt  Nam,  các  quan  điểm của  gia  đình  người  nhiễm  HIV  đóng  vai  trò quan trọng trong việc định hình trải nghiệm với HIV và tiếp cận dịch vụ y tế của người nhiễm HIV.6,7 Hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV là rất quan trọng trên những phương diện tài chính, tình cảm và chăm sóc sức khỏe.8 Một nghiên cứu ở Việt Nam trong nhóm tiêm chích ma túy nhiễm HIV năm 2016 chỉ ra đối tượng nhận được mức độ hỗ trợ cao hơn khi gia đình biết được tình trạng nhiễm HIV của người thân họ.8 Nghiên cứu trên thế giới cũng gợi ý một số yếu tố làm mờ nhạt sự hỗ trợ của gia đình, mối quan hệ hay chức năng gia đình của người nhiễm  HIV.

Mức độ hỗ trợ của gia đình cho bệnh nhân điều trị HIV muộn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017

Leave a Comment