Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2013-1/2017

Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2013-1/2017

Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2013-1/2017.Đái tháo đường được coi là một trong những mối đe doạ hàng đầu tới sức khoẻ của con người trong thế kỷ 21. Theo ước tính sẽ có khoảng 380 triệu người mắc đái tháo đường vào năm 2025 [1].
Đái tháo đường được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường lại có thể làm nặng lên tình trạng nhiễm trùng. Trong các biến chứng liên quan tới nhiễm trùng thì nhiễm trùng da và mô mềm đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường [2], [3]. Trong thực tế, nhiễm trùng da và mô mềm thường gặp hơn và có diễn biến nặng hơn ở những bệnh nhân bị tiểu đường [4]. Ngoài ra, đái tháo đường còn có liên quan độc lập với tăng số lượt vào khám cấp cứu vì nhiễm trùng da và mô mềm, thời gian nằm viện kéo dài hơn và tăng tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng [5].


 Việc điều trị các nhiễm trùng da và mô mềm tuỳ thuộc vào loại tổn thương. Với những trường hợp có biến chứng thì liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm là rất cần thiết trong bối cảnh chưa có kết quả nuôi cấy định danh và kháng sinh đồ. Hiện nay, vấn đề kháng kháng sinh đang trở thành một mối lo ngại trong nhiều trường hợp nhiễm trùng da và mô mềm. Hơn hai thập kỷ qua đã chứng kiến một tỉ lệ nhiễm trùng do các tác nhân đề kháng với các thuốc kháng sinh thông thường tăng lên nhanh chóng [6]. Các vấn đề trên đặt ra nhu cầu theo dõi và cập nhật thường xuyên sự thay đổi về căn nguyên gây nhiễm trùng và mức độ kháng kháng sinh trong từng giai đoạn.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm trùng da và mô mềm, đặc biệt là nghiên cứu tổng hợp về căn nguyên gây nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường chưa có nhiều. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, tuyến cuối của khu vực miền Bắc Việt Nam, với lượng bệnh nhân đến khám đông, mặt bệnh đa dạng cả về những bệnh lý nhiễm trùng, trong đó có nhiễm trùng da và mô mềm. Bởi những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2013-1/2017” với hai mục tiêu:
1.Xác định căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2013-1/2017.
2.Xác định mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2013-1/2017.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường    3
1.2. Nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường    7
1.3. Chẩn đoán căn nguyên nhiễm trùng da và mô mềm    13
1.3.1. Phương pháp lấy bệnh phẩm    14
1.3.2. Nhuộm Gram    15
1.3.3. Nuôi cấy và định danh    16
1.4. Tình hình đề kháng kháng sinh của các căn nguyên phân lập các nhiễm trùng da và mô mềm    20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    23
2.2. Đối tượng nghiên cứu    23
2.3. Phương pháp nghiên cứu    24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    24
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu    24
2.3.3. Quy trình nghiên cứu    24
2.4. Phương tiện thu thập số liệu và xử lý số liệu    28
2.5. Đạo đức nghiên cứu    29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    30
3.1. Tình hình nhiễm trùng da và mô mềm    30
3.2. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm da và mô mềm    35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    41
4.1. Đặc điểm đối tượng    41
4.2. Căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Bạch Mai    42
4.2.1. Số lượng căn nguyên phân lập    42
4.2.2. Các căn nguyên thường gặp nhất    43
4.3. Tình hình đề kháng kháng sinh của các căn nguyên phân lập được từ bệnh phẩm da và mô mềm của bệnh nhân đái tháo đường    47
4.3.1. Tình hình kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa    47
4.3.2. Tình hình kháng thuốc của các chủng Enterobacteriaceae    48
4.3.3. Tình hình kháng thuốc của Staphylococcus aureus    50
4.3.4. Tình hình kháng thuốc của Enterococcus spp.    51
KẾT LUẬN    54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nhiễm trùng thường gặp liên quan tới đái tháo đường    6
Bảng 3.1. Tỉ lệ căn nguyên thường gặp gây nhiễm trùng da và mô mềm    33
Bảng 3.2: Sự phù hợp giữa nhuộm soi và nuôi cấy    34
Bảng 3.3: Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của S. aureus    35
Bảng 3.4. Nhạy cảm kháng sinh của Enterococcus spp.    36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 3.1: Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu    30
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo tuổi đối tượng nghiên cứu    31
Biểu đồ 3.3: Các hình thái nhiễm trùng da và mô mềm    31
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ các căn nguyên phân lập được theo nhóm    32
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ số lượng căn nguyên phân lập được từ bệnh phẩm     32
Biểu đồ 3.6: So sánh tính nhạy cảm với một số kháng sinh của các chủng MRSA và MSSA    36
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa    37
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của Klebsiella pneumoniae    38
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của Escherichia coli    39
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của Proteus mirabilis    39

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cơ chế bệnh sinh nhiễm trùng liên quan tới đái tháo đường     6
Hình 1.2: Nhiễm trùng bàn chân     11
Hình 1.3: Viêm cân mạc hoại tử    11
Hình 2.1: Các bước tiến hành    24

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment