Mức độ thấm nhiễm và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với toluen tại Công ty cổ phần giày Hưng Yên năm 2015

Mức độ thấm nhiễm và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với toluen tại Công ty cổ phần giày Hưng Yên năm 2015

Luận văn thạc sĩ y học Mức độ thấm nhiễm và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với toluen tại Công ty cổ phần giày Hưng Yên năm 2015.Theo tốc độ tăng trưởng của kinh tế đất nước, ngành công nghiệp nước ta cũng ngày càng phát triển. Trong quá trình sản xuất công nghiệp, có rất nhiều chất và hợp chất được sử dụng phổ biến rộng rãi, do đó các bệnh nghề nghiệp ngày càng nhiều hơn. Cho đến nay Việt Nam đã công bố có 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, trong đó có nhiễm độc benzen và đồng đẳng của benzen (toluen và xylen)[1], tuy nhiên bệnh nghề nghiệp vẫn chưa được các cơ quan quản lý và người lao động quan tâm đúng mức.

Ngành da giày của nước ta đã có từ lâu đời. Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, ngành sản xuất da giày nhanh chóng trở thành ngành kinh tế kỹ thuật riêng biệt và thu hút một lực lượng lớn lao động của xã hội. Hiện nay toluen được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp da giày nhưng nhiễm độc toluen nghề nghiệp thực tế là một bệnh hiếm gặp hoặc ít được biết đến, đồng thời người lao động cũng chưa quan tâm, đặc biệt là một số triệu chứng thần kinh không được gắn với nguyên nhân của bệnh nên dễ nhầm với những bệnh khác.

Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của toluen đến sức khỏe của người lao động[2], [3]. Các nghiên cứu này cho thấy những ảnh hưởng rõ rệt và nghiêm trọng, phổ biến nhất là bệnh về thần kinh mà giai đoạn đầu rất khó chẩn đoán vì những dấu hiệu có thể mất đi khi ngừng tiếp xúc, giai đoạn trung gian nếu phát hiện kịp thời vẫn có thể khắc phục được, còn khi đã phát bệnh thì không thể hồi phục như ban đầu[4], [5].

Ở Việt Nam cũng có nghiên cứu về vấn đề này, nhưng hiện tại chưa có trường hợp nhiễm độc toluen nào được xác định[4]. Do đó, mặc dù được đưa vào danh mụcbệnh nghề nghiệp được bảo hiểm nhưng chưa được đưa vào danh mục khám sức khỏe định kỳ của công nhân có tiếp xúc với toluen. Vì vậy để góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động trong lĩnh vực này trước hết phải đánh giá mức độ thấm nhiễm của người lao động với toluen. Thực tế với xu hướng phát triển không ngừng của ngành da giày thì việc đánh giá lượng toluen trong máu và nước tiểu của công nhân làm việc trong ngành này là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mức độ thấm nhiễm và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với toluen tại Công ty cổ phần giày Hưng Yên năm 2015” với mục tiêu sau:

1. Khảo sátmôi trường lao động của công nhân tiếp xúc với toluen tại Công ty cổ phần giày Hưng Yên năm 2015.

2. Mô tả biểu hiện lâm sàng và mức độ thấm nhiễm toluen trong máu, nước tiểu của công nhân tiếp xúc với toluen tại Công ty cổ phần giày Hưng Yên năm 2015.

Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cho công nhân tiếp xúc với toluen

MỤC LỤC Mức độ thấm nhiễm và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với toluen tại Công ty cổ phần giày Hưng Yên năm 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những đặc tính cơ bản và ứng dụng của toluen trong sản xuất công nghiệp 3
1.1.1. Tính chất của toluen 3
1.1.2. Ứng dụng của toluen trong công nghiệp 4
1.1.3. Quá trình xâm nhập của toluen vào cơ thể 5
1.1.4. Quá trình phân bố, chuyển hóa và đào thải của toluen 6
1.1.5. Độc tính của toluen 8
1.2. Chẩn đoán nhiễm độc toluen nghề nghiệp 9
1.2.1. Tiền sử nghề nghiệp 9
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng 9
1.2.3. Cận lâm sàng 12
1.2.4. Cấp cứu điều trị 12
1.3. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới 12
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 12
1.3.2. Nghiên cứu trong nước 15
1.4. Đặc điểm Ngành da giày tại Việt Nam 16
1.5. Vài nét về Công ty cổ phần giày Hưng Yên 19
1.5.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần giày Hưng Yên 19
1.5.2. Quy trình sản xuất giày xuất khẩu. 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2.1. Môi trường lao động 22
2.2.2. Người lao động 22
2.3.Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu 23
2.3.2.Cỡ mẫu nghiên cứu 23
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu 23
2.3.4.Biến số và chỉ số nghiên cứu 24
2.3.5. Công cụ thu thập thông tin 28
2.3.6. Kỹ thuật thu thập thông tin 28
2.3.7.Phân tích và xử lý số liệu 31
2.3.8. Sai số và khống chế sai số 31
2.3.9. Thời gian nghiên cứu 32
2.3.10. Đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm môi trường lao động 34
3.2. Đặc điểm lâm sàng và mức độ thấm nhiễm toluen của công nhân 39
3.2.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 39
3.2.2. Dấu hiệu triệu chứng liên quan tới tiếp xúc với toluen của công nhân 41
3.2.3. Mức độ thấm nhiễm toluen của công nhân tiếp xúc 46
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Thực trạng môi trường lao động 51
4.1.1. Vi khí hậu 51
4.1.2. Tiếng ồn 53
4.1.3. Chiếu sáng, nồng độ bụi 53
4.1.4. Hơi khí độc và dung môi hữu cơ 54
4.2. Thông tin chung về người lao động 55
4.3. Thực trạng sức khỏe của công nhân tiếp xúc với toluen 57
4.4. Mức độ thấm nhiễm toluen trong dịch sinh học 61
4.5. Hạn chế của luận văn 64
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các triệu chứng của nhiễm độc toluen cấp tính theo nồng độ và thời gian tiếp xúc 11
Bảng 2.1.Các phương pháp thử và máy móc thiết bị sử dụng 29
Bảng 3.1:Kết quả quan trắc các yếu tố vi khí hậu tại khu vực làm việc 34
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc ánh sáng và tiếng ồn tại nơi làm việc 35
Bảng 3.3:Kết quả nồng độ dung môi hữu cơ tại các phân xưởng 36
Bảng 3.4:Kết quả nồng độ bụi tại các phân xưởng 37
Bảng 3.5: Nồng độ dung môi hữu cơ tại phân xưởng đế và phân xưởng thành hình 38
Bảng 3.6: Phân bố người đối tượng nghiên cứu theo giới, đặc điểm tiếp xúc 39
Bảng 3.7: Tuổi đời và tuổi nghề trung bình của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm tiếp xúc 39
Bảng 3.8:Phân bố tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, nhóm tuổi nghề và đặc điểm tiếp xúc 40
Bảng 3.9:Tỷ lệ sử dụng trang bị bảo hộ lao động theo đặc điểm tiếp xúc 40
Bảng 3.10: Các triệu chứng liên quan tới thần kinh với đặc điểm tiếp xúc 41
Bảng 3.11: Các triệu chứng căng thẳng thần kinh với đặc điểm tiếp xúc 42
Bảng 3.12: Các triệu chứng về tính khí ổn định với đặc điểm tiếp xúc 43
Bảng 3.13: Các triệu chứng về khả năng tập trung với đặc điểm tiếp xúc 44
Bảng 3.14:Các triệu chứng về mệt mỏi với đặc điểm tiếp xúc 45
Bảng 3.15:Các triệu chứng về mất ngủ với đặc điểm tiếp xúc 45
Bảng 3.16: Đánh giá ảnh hưởng của toluen ở công nhân 46
Bảng 3.17: Nồng độ toluen trong khí thở cá nhân với tuổi, tuổi nghề, đặc điểm tiếp xúc 46
Bảng 3.18: Nồng độ toluen trong máu với tuổi, tuổi nghề, đặc điểm tiếp xúc 47
Bảng 3.19: Nồng độ toluen trong nước tiểu với tuổi, tuổi nghề, đặc điểm tiếp xúc 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa nồng độ toluen trong khí thở cá nhân và nồng độ toluen trong máu 49
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ mối tương quan giữa nồng độ toluen trong khí thở và nồng độ toluen trong nước tiểu 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y Tế (2016). Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
2. Christopher M, Filley MD, William Halliday (2004).The effects of toluen on the central neuvous system,Journal of Neuropathalogy and experimental neuvous system, 61(1):1–12.
3. Asakawa F, Hirao T, Suna S, Kureha A, Jitsunari F (2006).Tentative criteria for assessing workers exposure to toluen by urinary toluen screening,Ind Health, 44(2): 280–2.
4. Lê Trung (2000). Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, Nhà xuất bản y học.
5. Đỗ Phạm Hàm (2007). Bệnh nghề nghiệp, NXB Y học Hà Nội.
6. Hoàng Văn Bính (2007). Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật TPHCM.
7. Lê Trung (2002). Bệnh nghề nghiệp tập III.
8. Fabietti F (2004). Monitoring of the benzen and toluen contents in human milk, Environ, 397–401.
9. Bộ Y Tế(1994). Y học lao động lâm sàng, Nhà xuất bản y học.
10. Baelum J, Lundquist G, Molhave L, Lundquist G, Molhave L (1987). Human response to varying concentrations of toluen,Int Arch Occup Environ Health, 62: 65–71.
11. Benoit FM, Davidsom WR, Lovett AM (1985). Breath analysis by API/MS human exposure to volatile organic solvents,Int Arch Occup Environ Health, 55: 113–120.
12. Carlsson A (1982). Exposure to toluen: Uptake, distribution and elimination in man,Scand J Work Environ Health, 8: 43–55.
13. Neubert D, Gericke C, Han ke B (2001). Multicenter field trial on possible health effects of toluen, 168: 139–183.
14. Dutkiewicz T, Tyras H (1968). Skin absorption of toluen, styren and xylen by man,Br J Ind Med, 25: 243.
15. Baelum J, Molhave L, Honore Hansen S (1993). Hepatic metabolism of toluen after gastrointestinal uptake in humans,Scand J Work Environ Health, 19: 55–62.
16. Tsuruta H (1989). Skin absorption of organic solvent vapors in nude mice invivo, Ind Health, 27:37–47.
17. Paterson S.C, Sarvesvaran R (1983). Plastic bag death: a toluen fatality. Med Sci Law, 23: 64–66.
18. Ghantous H, Danielsson B (1986). Placental transfer and distribution of toluen, xylen and benzen and their metabolites during gestation in mice,Biol Res Pregnancy Perinatol, 7: 98–105.
19. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2007). Thường quy y học lao động.
20. Bộ Y Tế (2002). Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.
21. Bộ Y Tế (2016). TT 15/2016-TT-BYT Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
22. Đại học Y Hà Nội (2012). Sức khỏe nghề nghiệp, NXB Y học.
23. NIOSH (2003). Registry of toxic efects of chemical substances benzen.
24. Baelum J, Dosing M, Hansen SH, B. J., Dosing M, Hansen SH (1990). Toluen metabolism during exposure to varying concentrations combined with exercise,Int Arch Occup Environ Health, 59: 281–294.
25. Haro-Garcia L, Velez-Zamora N, Aguila Madrid G, H, Velez-Zamora N, Aguila Madrid G (2012). Blood disorders among workers exposed to a mixture of benzene-toluene-xylene (BTX) in a paint factory, Rev Peru Med Exp Salud Publica, 29(2): 181–7.
26. Talini D, Novelli F, Bacci E, Costa F, Dente FL and et al (2013). improvement in symptoms and pulmonary function in a long-term follow-up of patients with toluene diisocyanate-induced asthma,Int Arch Allegy Immunol, 161(2): 189–194.
27. Mills WJ, Grigg BJ, Offermann FJ and et al (2012). Toluene and methyl ethyl ketone exposure from a commercially available contact adhesive,Journal of Occupational and Environmental Hygiene, 9(5): 95–102.
28. Zamyslowska-Szmytke E, Politanski P, Sliwinska-Kowalska M.Balance (2011). system assessment in workers exposed to organic solvent mixture,Journal of Occupational and Environmental Hygiene.
29. Heuser V.D, Erdtmann B, Kvitko K, Rohr P (2007). Evaluation of genetic damage in Brazilian footwear-workers: biomarkers of exposure, effec and susceptibility,Toxicology, 232(3): 235–247.
30. Moro A.M, Brucker N, Charao M, Bulcao R, Freitas F (2012). Envaluation of genotoxicity and oxidative damage in painters exposed to low levels of toluen,Toxicology,746(1): 42–8.
31. De Oliveira H.M, Dagostim G.P, Tavares (2011). Occupational risk assessment of paint industry works,Indian J Occup Environ Medicine, 15(2): 52–8.
32. Hopf NB, Kirkeleit J, Bratveit M, Succop P, Talaska G (2012). Evaluation of exposure biomarkers in offshore workers exposed to low benzen and toluen concentrations. Int Arch Occup Environ Health, 85(3):261–271.
33. The Japan Society for Occupational Health (2010). Recommendation of Occupational Exposure Limits (2010-2011),J Occupational Health, 502:308–324.
34. Nguyễn Thế Công và cộng sự (2003). Điều kiện làm việc và sứ khỏe nghề nghiệp của lao động nữ, Nhà xuất bản lao động.
35. Hoàng Minh Hiền (2003). Thực trạng sức nghe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ ở một số cơ sở sản xuất,Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc.
36. Bộ Công Thương (2010). Quyết định số 6209/QĐ-BCT ban hành ngày 25/11/2010 về Phê duyệt tổng thể phát triển ngành da giày Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
37. Anamai Thetkathuek, Wanlop Jaidee, Sastri Saowakhontha and Wiwat Ekburanawat (2015). Neuropsychological Symptoms among Workers Exposed to Toluene and Xylene in Two Paint Manufacturing Factories in Eastern Thailand,Advances in Preventive Medicine, 18:1–10.
38. Hoàng Thị Thúy Hà (2015). Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Thái Nguyên.
39. Mai Tuấn Hưng (2011). Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại công ty cổ phần giầy Hưng Yên năm 2010. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
40. Nguyễn Bát Can, Đặng Đức Bảo (1962). Vệ sinh lao động, Nhà xuất bản Y học.
41. Phạm Hùng, Đan Thị Lan Hương (2002). Ô nhiễm sức khỏe làng nghề và vấn đề sức khỏe cộng đồng,Tạp chí bảo vệ môi trường, 8: 25–28.
42. Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bích Diệp (2010). Khảo sát ecgonomi vị trí lao động, phân tích yếu tố nguy hại tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ, Báo cáo khoa học toàn văn HNKH toàn quốc lần thứ VIII và HNKH quốc tế lần thứ IV về YHLĐ & VSMT, Nhà xuất bản Y học.
43. Phùng Văn Hoàn (1992). Nghiên cứu về những biến đổi sinh lý người công nhân do tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với hơi khí độc và bụi trong sản xuất, Luận văn Phó tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
44. Phạm Xuân Ninh (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn lên một số chỉ số sinh học ở người trong môi trường lao động quân sự và đề xuất biện pháp khắc phục, Luận án tiến sỹ sinh học, Trường đại học khoa học và tự nhiên Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Bích Thu (2006). Phát triển mô hình liên kết bền vững giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp dệt may trong xu hướng hội nhập WTO,Tạp chí khoa học và công nghệ, 3: 4.
46. Nguyễn Thị Toán (2002). Điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe công nhân cơ khí luyện kim,Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ.
47. Trần Thị Cẩm Lý (2010). Thực trạng sức khỏe và an toàn lao động của công nhân công ty cổ phần giày Hải Dương năm 2010,Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Kinh doanh và Công Nghệ.
48. Nguyễn Đình Trung (2007). Đánh giá ảnh hưởng của xăng không pha chì tới sức khỏe, bệnh tật cuat công nhân tiếp xúc thuộc công ty xăng dầu B12, Luận văn thạc sỹ y học,Trường Đại học Y Hà Nội.
49. Boey KW, Foo S.C, Jeyraratnam J (1997). Effects of occupational exposure to toluen: a neuropsychological study on workers in Singapore,Ann Acad Med Singapore, 26(2): 184–7.
50. Rouch I, Wild P, Fontana JM, Chouaniere D (2003). Evaluation of the French version of EUROQUEST: a questionnaire for neurotoxic symptoms,Neurotoxicology, 24(4): 541–6.
51. Shih HT, Yu CL, Wu MT, Liu CS, Tsai CH, Hung DZ, Wu CS, Kuo HW (2004). Subclinical abnormalities in workers with continuous low-level toluene exposure,Toxicol Ind Health, 27(8): 691–9.
52. Kaukiainen A, Riala R, Martikainen R, Akila R, Reijula K, and Sainio M (2004). Solvent-related health effects among construction painters with decreasing exposure, 46: 627–636.
53. Mandiracioglu A, Akgur S, Kocabiyik N, Sener U (2011). Evaluation of neuropsychological symptoms and exposure to benzene, toluene and xylene among two different furniture worker groups in Izmir,Toxicology Ind Health, 27(9): 802–809.

Leave a Comment