Mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016

Mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016

Mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016.Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính do trực khuẩn Mycobacterium leprae ( M. Leprae ) gây ra. Trực khuẩn này được nhà bác học Gerhard Armauer Hansen người Na Uy tìm ra năm 1873 [1] ( còn gọi là Bacille de Hansen – trực khuẩn Hansen, gọi tắt là BH ). Bệnh phong không gây chết người nhưng làm tổn thương da và tác động lên các chức năng thần kinh như cảm giác, vận động, dinh dưỡng. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và người bệnh không có ý thức tự chăm sóc sẽ gây ra tàn tật, biến dạng ở mắt, bàn tay, bàn chân, khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động thường ngày, làm việc hay tạo thu nhập; chất lượng cuộc sống có thể bị ảnh hưởng từ sự kỳ thị của xã hội, khiến người bệnh ngại giao tiếp xã hội.


Ngày nay nhờ những phát hiện về miễn dịch học, vi khuẩn học, thuốc điều trị, phục hồi chức năng bệnh được phát hiện, điều trị kịp thời. Đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về y tế hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc tại nhà góp phần quan trọng phòng chống tàn tật hoặc tàn tật sẽ bị giới hạn không làm tăng thêm. Đây là một nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi chương trình phải có một chiến lược lâu dài để đạt được mục đích cuối cùng: Vì một xã hội không có bệnh phong.
Trong nhiều năm qua, chương trình phòng chống bệnh phong của WHO và trong nước đã đưa ra nhiều phương án nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tàn tật ( PCTT ). Tại Kon Tum công tác phòng chống phong được tập trung nguồn lực ưu tiên cho công tác khám phát hiện, quản lý điều trị để giập tắt nguồn lây; đồng thời công tác PCTT vẫn tiến hành thực hiện; đặc
biệt sự hiểu biết của bệnh nhân, thái độ đúng đắn và thực hành tốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế rất quan trọng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đầy đủ đánh giá về mức độ tuân thủ của người bệnh về vấn đề này. Vì vậy, để giảm bớt những hậu quả của di chứng tàn tật, giúp bệnh nhân sớm hoà nhập cộng2 đồng là vấn đề được chúng tôi quan tâm. Góp phần cùng với đơn vị, các cấp, các ngành có kế hoạch và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và CSTT, giúp bệnh nhân xoá đi mặc cảm, sớm hoà nhập cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt các tiêu chí được công nhận loại trừ bệnh phong qui mô cấp huyện nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016

MỤC LỤC Mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016
Trang
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
Tóm tắt đề tài vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm và vấn đề về bệnh phong và phòng chống tàn tật 3
1.1.1. Định nghĩa bệnh phong 3
1.1.2. Căn nguyên và cách lây truyền 3
1.1.3. Triệu chứng 4
1.1.4. Chẩn đoán phân loại bệnh phong 5
1.1.5. Tàn tật trong bệnh phong 6
1.1.6. Tình hình bệnh phong 10
1.2. Một số nghiên cứu trong nước về việc phòng chống tàn tật 12
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu 13
1.4. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu 14
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 15
21.2. Tiêu chuẩn loại trừ 15ii
2.2. Thiết kế nghiên cứu 15
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 15
2.3.2. Thời gian nghiên cứu 15
2.4. Cỡ mẫu 15
2.5. Phương pháp chọn mẫu 15
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu 15
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 18
2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin 18
2.7.2. Công cụ thu thập thông tin 18
2.8. Quy trình thu thập số liệu và khống chế sai số 19
2.8.1. Quy trình thu thập số liệu 19
2.8.2. Khống chế sai số 19
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu, khống chế sai số 19
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Kiến thức về bệnh phong 22
3.3. Tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật 23
3.4. Các yếu tố liên quan với tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật tại
nhà. 25
3.5. Hạn chế của nghiên cứu 31
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 33
4.1. Kiến thức chung về bệnh phong của đối tượng nghiên cứu 33iii
4.2. Tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật của đối tượng nghiên cứu 33
4.3. Các mối liên quan đến việc tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật 34
KẾT LUẬN 37
KHUYẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40
Phụ lục 1: Bản đồ các huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum 40
Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa thực hành phòng chống tàn tật 41
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn 4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ tàn tật do bệnh phong 7
Bảng 1.2: Tình hình bệnh phong trên thế giới 10
Bảng 1.3: Tình hình bệnh phong ở Việt Nam 10
Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu 16
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức chung về bệnh phong 17
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ phòng chống tàn tật 18
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 21
Bảng 3.2: Đánh giá kiến thức chung về bệnh phong 22
Bảng 3.3: Đánh giá thực hành tuân thủ phòng chống tàn tật 23
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa giới tính với tuân thủ phòng chống tàn tật 25
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tuân thủ phòng chống tàn tật 26
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa địa chỉ cư trú với tuân thủ cách phòng
chống tàn tật 27
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế với tuân thủ cách phòng
chống tàn tật. 28
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ cách phòng
chống tàn tật. 29
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với tuân thủ phòng
chống tàn tật. 30
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ cách phòng
chống tàn tật 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment