MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI BỆNH Ở BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, NĂM 2021-2022

MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI BỆNH Ở BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, NĂM 2021-2022

MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI BỆNH Ở BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, NĂM 2021-2022
Cao Thị Ngọc Minh1, Lê Minh Trí2, Vũ Thị Hoàng Lan3
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
3 Trường Đại học Y Tế Công Cộng Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu: So sánh mức giá sẵn lòng chi trả và xác định các yếu tố tác động đến giá sẵn lòng chi trả dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà của người bệnh, Bệnh viện Lê Văn Thịnh trong năm 2021 và 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân tại phòng khám bệnh theo yêu cầu và một số khoa nội trú tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trên mô hình lựa chọn có hoặc không, lặp lại 2 lần để ước lượng giá sẵn lòng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Kết quả nghiên cứu: Đại dịch Covid-19 làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người bệnh, cụ thể mức giá sẵn lòng trả trung bình của năm 2021 và năm 2022 tương ứng là 260.640 VNĐ và 355.960 VNĐ. Các yếu tố tác động đến giá sẵn lòng chi trả có ý nghĩa thống kê gồm: Tuổi, học vấn, bảo hiểm y tế, khoảng cách. Kết luận: Cần thiết lập mức giá phù hợp cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà dựa trên giá sẵn lòng chi trả trung bình. Cơ sở y tế cần tự đánh giá, vận dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn để đáp ứng nhu cầu của người bệnh và định hướng phát triển của dịch vụ trong tương tai.

Dịch  vụ  chăm  sóc  sức  khỏe  tại  nhà (DVCSSKTN) là giải pháp giúp người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính thường gặp và khó khăn trong việc đi lại, chủ động trong việc tự bảo vệ sức khỏe bản thân, nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm tình trạng quá  tải ở cơ sở y tế. Trongbối cảnh đại dịch Covid-19, để tránh nguy cơ lây nhiễm tại cơ sở y tế,  nhu  cầu  sử  dụng  DVCSSKTN  có  xu  hướng tăng thêm. Việc thực hiện so sánh mức giá sẵn lòng trả của người bệnh cho DVCSSKTN ở năm 2021 và 2022 giúp giải thích và phân tích nhu cầu của người bệnh và các yếu tố liên quan.DVCSSKTN đã một  phần giúp ngăn ngừa  sựbất ổn  lâm  sàng, hỗ trợ cải thiện sức khoẻ của người bệnhvà đảm  bảo  sựtuân  thủtrong điều trịbệnh mãn tính, được nêutrong mộtsốnghiên cứu  vềlợi  ích  của  DVCSSKTN[1].DVCSSKTNlà dịch  vụmà  nhânviên  y  tế(NVYT) đượcphépthựchiện tại nhà của ngườibệnh như: khám, tư vấn  và  theo  dõi  sức  khoẻ,… trong khi đó, bệnh viện được xem là nơi các trường hợp bệnh nhân nặng nhập viện và sửdụng các nguồn lực sẵn có của  hệthống  y  tế.DVCSSKTN  không  bao  gồm các  dịch  vụhỗtrợsinh  hoạt như chăm sóc cá nhân,  giúp  đỡphụviệc  sinh  hoạt.  NVYTcủa DVCSSKTN  là  nhân  viên  chuyên  nghiệp có đầy đủkỹnăng, chứng chỉhành nghềphù hợp. Việc lên kếhoạch phân công được thực hiện bởi điều dưỡng có kinh nghiệm, được gọi là điều phối viên.Trên thế giới cũng như Việt Nam,DVCSSKTN không còn quá mới và đã bắt đầu phát huy các lợi ích cho cộng đồngvà  nâng  cao chất lượng dịch vụ y tế mặc dù tới nay Việt Nam chưa thực sự  xây  dựng  được  mô  hình  DVCSSKTN  hoànchỉnh và phù hợp

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment