NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG.Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến địa phương, đáp ứng niềm mong đợi, tin tưởng của nhân dân. Trong bối cảnh chất lượng khám chữa bệnh của Việt Nam đang còn nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà quản lý phải đối mặt với nhiều câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh?”, “Giá dịch vụ tăng, chất lượng khám chữa bệnh có tăng tương ứng không?”, “Đo lường chất lượng khám chữa bệnh như thế nào?” . . . vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Tại Hội nghị tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và Diễn đàn Quốc gia về chất lượng bệnh viện lần thứ nhất diễn ra ngày 05 và 06 tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận: nhiều bệnh viện trong cả nước đang trong tình trạng nhếch nhác, chật chội, nhất là tại Khoa Khám bệnh. Phòng chờ không trang bị ghế ngồi, thậm chí bệnh nhân phải ngồi vật vạ ngoài hành lang, vườn cây, hành xác 5 – 10 tiếng mới được khám. Đặc biệt là thái độ của bộ phận nhân viên y tế (chủ yếu là nhân viên hành chính) đã gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Thêm vào đó là chuyên môn, năng lực của các cơ sở y tế cũng “có vấn đề”, thể hiện nhiều sai sót y khoa khiến người bệnh luôn cảmthấy bất an.
Trong bối cảnh đó, theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trước mắt ngành y tế cần tập trung đổi mới toàn diện chất lượng bệnh viện gắn với phát triển kỹ thuật cao; xây dựng mô hình bệnh viện mới hoàn chỉnh, đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời nâng cao tinh thần đón tiếp, phục vụ bệnh nhân theo phương châm lấy bệnh nhân làm trung tâm. Tiếp đến, ngành y tế sẽ nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phải là việc làm thườngxuyên, liên tục, không chỉ để đáp ứng nhu cầu đó, mà còn phải đạt được các mục tiêu: công bằng, chất lượng, hiệu quả và phát triển trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt trong lĩnh vực sản phụ khoa, khi mà nhu cầu của kháchhàng mang đặc điểm riêng biệt so với các chuyên khoa khác, khách hàng là đối tượng phụ nữ cần sự tế nhị, riêng tư, bí mật trong khám chữa bệnh, đồng thờiyêu cầu tuyệt đối về việc không để xảy ra sai sót chuyên môn trong quá trìnhđiều trị.
Việc đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ đóng góp vai tròquan trọng trong bảo vệ hạnh phúc cho mỗi gia đình trong xã hội. Với cơ cấu dân số nữ của tỉnh Tiền Giang nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng chiếm tỷ lệ trên 50% thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân ở địa phương là rất rộng lớn. Tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang, các dịch vụ y tế do bệnh viện cung cấp chưa được đa dạng và chất lượng phục vụ dịch vụ của bệnh viện cũng còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Với những suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang” với hy vọng góp phần vào việc phát triển Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang trong tương lai.
2. Câu hỏi nghiên cứu
– Thực trạng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang như thế nào?
– Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS?
– Những mong muốn đáp ứng về dịch vụ chăm sóc SKSS của khách hàng đối với Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang như thế nào?
– Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang trong thời gian tới

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………………………………….. ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………………………………. iii
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………………………………………….. iv
Mục lục…………………………………………………………………………………………………………v
Danh mục các bảng ……………………………………………………………………………………. viii
Danh mục các hình………………………………………………………………………………………. ix
PHẦN THỨ NHẤT ……………………………………………………………………………………….1
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ……………………………………………………………..1
2. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………………….2
3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………………………………3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………..3
6. Đóng góp mới của đề tài ……………………………………………………………………………..8
7. Hạn chế của đề tài ………………………………………………………………………………………9
8. Kết cấu của đề tài ……………………………………………………………………………………….9
PHẦN THỨ HAI …………………………………………………………………………………………10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG…………….10
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN…………………………………………….10
1.1Tổng quan về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ………………………………………10
1.1.1 Tổng quan về dịch vụ……………………………………………………………………………10
1.1.2 Quyền lợi, nghĩa vụ của khách hàng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản….12
1.1.3 Vai trò của dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong xã hội …………………….15
1.2 Cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ……………………16
1.2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ ……………………………………………………………16
1.2.2 Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………………………..17
Trường Đại học Kinh tế Huếvi
1.2.3 Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản……………………………………….25
1.3 Công cụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế ………………………………..29
1.4 Kinh nghiệm về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam…………………29
1.4.1 Bệnh viện Từ Dũ………………………………………………………………………………….29
1.4.2 Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa……………………………………………………………….31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM
SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG ……….33
2.1 Đặc điểm địa bàn, phạm vi nghiên cứu………………………………………………………33
2.1.1 Đặc điểm địa bàn………………………………………………………………………………….33
2.1.2 Hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thành phố Mỹ Tho………..34
2.2 Đặc điểm cơ bản của Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang …………………………………..35
2.2.1 Tổng quan Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang ………………………………………………35
2.2.2 Phân tích các nguồn lực chủ yếu của Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang qua 3 năm
(2010 – 2012) ………………………………………………………………………………………………42
2.3 Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản
Tiền Giang…………………………………………………………………………………………………..53
2.3.1 Mô tả mẫu …………………………………………………………………………………………..53
2.3.2 Phân tích thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang……………………………………………………………………….56
2.4 Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện
Phụ sản Tiền Giang ………………………………………………………………………………………74
2.4.1 Những mặt thuận lợi …………………………………………………………………………….74
2.4.2 Những tồn tại và hạn chế ………………………………………………………………………75
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế ……………………………………………..76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG ………………77
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang …………………………………………………………………………77
3.1.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của ngành y tế ………77
Trường Đại học Kinh tế Huếvii
3.1.2 Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bệnh
viện Phụ sản Tiền Giang ……………………………………………………………………………….79
3.1.3Kết quả phân tích của đề tài ……………………………………………………………………79
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Bệnh
viện Phụ sản Tiền Giang ……………………………………………………………………………….80
3.2.1 Giải pháp về nâng cao mức độ đáp ứng…………………………………………………..80
3.2.2 Giải pháp về nâng cao mức độ đồng cảm ………………………………………………..83
3.2.3 Giải pháp về nâng cao mức độ tin cậy …………………………………………………….83
3.2.4 Các giải pháp khác ……………………………………………………………………………….88
PHẦN THỨ BA…………………………………………………………………………………………..97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………..97
I.KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….97
II.KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..98
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………….. 101
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………… 103
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN
BẢN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN V

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số
1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2004), Tài liệu đào tạo Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2012), Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh,
chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung triển khai thực hiện đào tạo,
chuyển giao kỹ thuật gói dịch vụ y tế theo Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên
từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh (Đề án 1816) từ năm 2013, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 774/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2013 phê duyệt
Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 – 2020, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 về việc ban
hành Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 19/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 hướng dẫn
thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Cành (2007), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên
cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
9. Cục quản lý Khám chữa bệnh (2012), Dự thảo Các tiêu chí đánh giá chất lượng
bệnh viện 2012, Hà Nội.
10. Cục thống kê tỉnh Tiền Giang (2012), Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang
2011, tỉnh Tiền Giang.
11. Vũ Cao Đàm (2006), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Huế102
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
12. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2002), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục.
13. Trần Thị Xuân Hiền (2012), Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cửa hàng
Honda ủy nhiệm trên địa bàn thành phố Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế.
14. Lê Văn Huy, Trương Trần Trâm Anh ( ), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu
trong kinh doanh, NXB Tài chính
15.Nguyễn Huyền (2012), “Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh”, www: http://suckhoedoisong.vn, ngày 04/11/2012.
16. Trịnh Văn Khuê (2012), Nâng cao chất lượng dịch vụ điện sinh hoạt tại Công ty
Điện lực Thanh Hóa, Trường Đại học Kinh tế Huế.
17. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình Quản trị kinh
doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Lao động – xã hội.
19. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Sở Y tế Tiền Giang (2012), Kế hoạch nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại
các cơ sở Y tế công lập tỉnh Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang.
21. Nguyễn Xuân Thống (2013), “Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa: Những nỗ lực xây
dựng “Bệnh viện xuất sắc toàn diện”, www.baothanhhoa.vn, ngày 25/02/2013.
22. Hoàng Trần Bảo Thư, Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Kinh
tế Huế.
23. Trường Đại học kinh tế – Đại học Huế (2012), Quy định cách trình bày và bảo
vệ luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Huế

Leave a Comment