Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ

Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ

 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ

Trong xã hội ngày nay, mức sống ngày một tăng lên, cuộc sống hướng đến cái đẹp ở những tầng cao hơn mà không đơn giản chỉ là những nhu cầu sinh lý. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mỗi chúng ta cũng được nâng cao, y tế trở thành một lĩnh vực được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết, mỗi nhân viên y tế, đặc biệt là mỗi y, bác sỹ trở thành trung tâm cho sự phát triển ngành y tế, họ trực tiếp mang lại cho mỗi chúng ta niềm tin vào một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Cũng giống như bất kỳ tổ chức nào, một Bệnh viện muốn tồn tại và phát triển luôn phải tận dụng triệt để, kết hợp hài hòa các nguồn lực của đơn vị mình. Các yếu tố như: trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, vốn đầu tư v.v….rất quan trọng, nhưng một yếu tố mang tính quyết định, chi phối các nguồn lực đó chính là nguồn nhân lực, là sức mạnh, trình độ, tâm huyết của các cán bộ y tế.
Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta, chất lượng nhânlựcngày càng chiếmmộtvịtrí quan trọng.Nếunhưtrướcđây
chúng ta luôn tự hào rằng Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào thì giờ đây chúng ta đang phải đối mặt với thực tế là nguồn lực chưa cân đối ở các ngành nghề, các vị trí, nguồn lực chưa tương đồng về số lượng và chất lượng, đặc biệt chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, với ngành y tế cũng không ngoại lệ, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng của nhân lực các ngành nói chung và của các y, bác sỹ trong ngành y tế nói riêng là yêu cầu bức thiết đặt ra để mỗi tổ chức có thể khẳng định mình, đứng vững và ngày càng tiến xa hơn.
Trong mọi giai đoạn lịch sử, đội ngũ viên chức y tế luôn chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là đội ngũ y, bác sỹ, đòi hỏi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, lối sống. Hiện nay Ngành Y tế Việt Nam đang phải đáp ứng nhu cầu Chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao, khám chữa bệnh với kỹ thuật y tế chất lượng cao nên đòi hỏi chất lượng y, bác sỹ phải được cải thiện.
Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ có đội ngũ lao động trên 200 cán bộ. Để tồn tại và phát triển như hiện nay là nhờ vào nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Bệnh viện về chiến lược con người đặc biệt là đơn vị đang có cái nhìn khá tổng quát, toàn diện về nguồn nhân lực và đã đề cao vai trò của chất lượng cán bộ trong tổ chức. Bệnh viện đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng cán bộ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp Bệnhviệnthựchiện tốtnhiệmvụchăm sócsứckhỏenhân dân.
Đội ngũ cán bộ của Bệnh viện ngày càng được tăng cường, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực đã được quan tâm. Tuy nhiên do thực tiễn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng tăng do dân số tăng nhanh, kinh tế xã hội phát triển trong khi lực số cán bộ của Bệnh viện trên tổng số giường bệnh còn thiếu, Bệnh viện được giao biên chế 250 giường bệnh tương đương với 275 cán bộ nhưng trên thực tế, Bệnh viện hiện chỉ có 230 cán bộ, cơ cấu theo chuyên môn còn thiếu cân đối. Qua quá trình làm việc, nghiên cứu, tiếp xúc tìm hiểu tinh thần làm việc, cách thức làm việc cũng như khả năng, kiến thức của các y, bác sỹ tại Bệnh viện, em nhận thấy công tác nâng cao chất lượng của các y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ còn những mặt hạn chế cần được hoàn thiện. Bởi sự cần thiết này nên em đã lựa chọn vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho nội dung của luận văn với để tài: “ Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ” để nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp chất lượng đội ngũ y, bác sỹ ngày một cải thiện, phù hợp tình hình thực tế, từ đó có thể phát huy hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.
. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đen đê tài
Thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu khác nhau về Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam thuộc các khu vực, đơn vị ở các loại hình tổ chức khác nhau. Điều này chứng tỏ công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng được quan tâm, trở thành đề tài luôn nóng hổi trên các diễn đàn thông tin. Liên quan đến nghiên cứu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có một số nghiên cứu cụ thể:
Một nghiên cứu của William R.Racey trong cuốn The Human Resources Glossary: The Complete Desk Reference for HR Executives, Managers, and Practitioners đã nhìn nhận NNL của tổ chức là tất cả những người làm việc trong tổ chức đó, là tài sản của tổ chức đó nhưng không giống tài lực hay vật lực, mà tài sản này biết tạo ra các mối quan hệ, giao dịch và làm giàu cho tổ chức.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03 (GS-TS. Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm đề tài) “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, sự định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống KTXH. Do đó, đề tài là một tài liệu được tham khảo hữu ích nhất trong trường hợp liên quan đến cán bộ là công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp.
Đề tài “NhânlựcchấtlượngcaocủaViệtNam tronghộinhập
kinh tếquốctế”củatácgiả NguyễnNgọcTú -Luậnántiếnsĩ kinhtế,
chuyên ngành kinh tế chính trị, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia
HồChí Minh, HàNộiđãnhấnmạnh tớivai trò quantrọnghàngđầucủa
nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Đề tài “Tạo môi trường làm việc thân thiện nhằm thu hút NNL Khoa học và Công nghệ về công nghệ sinh học trong y học” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, năm 2010. Tác giả đã đi sâu khai thác xây dựng chương trình, kế hoạch thu hút, phát triển NNL KH&CN luận giải “Môi trường làm việc thân thiện” với các thành tố cấu thành của nó; từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm tạo dựng môi trường làm việc thân thiện giúp người lao động có thể làm việc hiệu quả nhất.
Phạm Hanh (2013), “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuấtt. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc khu vực hợp tác xã ”, đề tài nghiên cứ khoa học chú trọng phân tích tập trung đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thuộc khu vực HTX, những cơ hội cũng như khó khăn thách thức đối với HTX trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong khu vực HTX đến 2020 và tầm nhìn 2030.
Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực nhưng với Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ chưa có công trình nghiên cứu vềviệcnâng caochấtlượngđộingũcánbộcủa Bệnh viện, đặc biệt là đội ngũ y, bác sỹ. Vì vậy, học viên đã đưa ra đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ ” mang tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để làm luận văn tốtnghiệpvớimong muốnnghiêncứumộtcách cóhệthống việcnâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ của chính đơn vị mình đang công tác, đặc biệt là đội ngũ y, bác sỹ – những người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, điều trị người bệnh.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp bách của vấn đề và lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ y, bác sỹ đề xuất các định hướng và giải pháp để hoàn thiện chất lượng đội ngũ y, bác sỹ để phù hợp hơn với chiến lược phát triển và yêu cầu của Bệnh viện trong giai đoạn 2015 – 2020.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong tổ
chức.
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, từ đó chỉ ra những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ của đơn vị.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Lý thuyết và thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện tuyến huyện nói chung và chất lượng Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ nói riêng.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, nghiên cứu đội ngũ y, bác sỹ tại các khoa, phòng thuộc Bệnh viện.
Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát thu thập số liệu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2015 và các đề xuất có phạm vi áp dụng trong giai đoạn 2015 -2020.
Phạm vi về nội dung: Các yếu tố tạo nên chất lượng đội ngũ và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ xét trên khía cạnh về thể lực, trí lực và tâm lực của đội ngũ y, bác
sỹ.
5.Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại đơn vị. Học viên đã sử dụng một số phương pháp:
-Phương pháp tổng hợp : Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo có liên quan, Tổng hợp từ các Giáo trình, Luận văn tiến sĩ, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông internet.
-Phương pháp thống kê phân tích: Phương pháp này được áp dụng dựa trên phân tích số liệu cụ thể, các báo cáo thống kê tại các khoa, phòng của Bệnh viện để từ đó phản ánh, đánh giá được thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ của Bệnh viện .
-Phương pháp điều tra xã hội học:
Luận vănsửdụngtàiliệuthứcấptừcác tài liệu nhânlựccủa Bệnh
viện, các báo cáo, thống kê của các khoa, phòng Bệnh viện.
Tài liệu sơ cấp thu thập bằng cách sử dụng bảng hỏi để điều tra, nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đối tượng được điều tra là các y, bác sỹ của Bệnh viện, số lượng là 100 phiếu điều tra. Trong 100 phiếu phát ra số lượng đối tượng y, bác sỹ được chia theo trình độ chuyên môn cụ thể như sau:
+ Bác sỹ: 30 phiếu.
+ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên Đại học: 30 phiếu.
+ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên Cao đẳng, Trung cấp: 40 phiếu.
Địa điểm: Số 120 Khu Hòa Sơn – TT Chúc Sơn – Chương Mỹ – Hà Nội.
Toàn bộ 100 phiếu được phát ra và thu về đồng thời để tổng hợp, đảm bảo sự bảo mật các thông tin cá nhân.
– Phương pháp phỏng vấn đối tượng quản lý:
Sử dụng hình thức trao đổi, phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về chất lượng y, bác sỹ của Bệnh viện.
6.Kết cấu Luậ n văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại các Bệnh viện tuyến huyện.
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ.
Chương 3: Định hướng và Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Y Tế – Unicef (1993), Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở, Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (1997), Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997, NXB Y học.
3.Bộ Y Tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học.
4.Bộ Y Tế ( 2005),Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam, NXB Y học.
5.Bộ Y tế – Bộ Nội Vụ (2007), Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNVhướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
6.Bộ Y tế (2008). Chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế .
7. Bộ Y tế (2009), Dự thảo quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020, Vụ KH – Đào tạo.
8.Thông tư liên tịch Bộ Y tế – Bộ Nội vụ số 11/2005-TTLT-BYT-BNV ngày 12
tháng 4 năm 2005 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về Y tế ở địa phương
9. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Lê Anh Cường – Nguyễn Thị Lệ Huyền – Nguyễn Thị Mai (2004), Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
11. Trần Kim Dung (2000), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
12.Nguyễn Hữu Dũng (2004), ”Nguồn nhân lực Việt Nam đầu thế kỷ 21-Một số vấn đề và hướng phát triển ”, Khoa học.
13. Giáo trình Nguồn nhân lực của trường Đại học Lao động – Xã hội do PGS.TS. Nguyễn Tiệp chủ biên, in năm 2005.
14. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
15. Phạm Thanh Đức (2002), “Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu con người – Đối tượng và những xu hướng chủ yếu, Niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ hai).
16. Tạ Ngọc Hải, Một số nội dung đánh giá về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Viện khoa học tổ chức Nhà nước.
17.Tạ NgọcHải,ViệnKhoa họcTổchức Nhànước,“Một số nộidungvề
nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực”.
18. Nguyễn Đình Hương (2009), Vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ, Tạp chí xây dựng Đảng.
19. Luật Viên chức – Luật số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
20.Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ ban hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
21. Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ ban hành quy định về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
22. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch viên chức.
23. Đại tá, TS. Lê Hồng Thái – Học viện Hải quân (Báo cáo Khoa học tại Hội thảoquốcgia “Chămsócsứckhỏetinhthần”do HộiKH TL-GD
Việt Nam tổ chức tại Hà Tây (tại Tập đoàn Đông dược Bảo Long) ngày 12-1-2008).
24. Phạm Nghị Thành (2005) Báo cáo tổng hợp, Đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
25. Đoàn Đức Tiến (2012), Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp Điện lực Việt Nam, Hà Nội”.
26. Nguyễn Tiệp (2006), Giáo trình Kế hoạch nhân lực, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội
27.Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB CTQG, Hà Nội.
28. Phan Văn Tường – Nguyễn Thị Xuyên (2009), Nguyên lý quản lý bệnh viện.
29. Nguyễn Văn Va (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTi
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂUii
LỜI MỞ ĐẦU1
1.Lý do lựa chọn đề tài1
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài3
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu5
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5
5.Phương pháp nghiên cứu6
6.Kết cấu Luậ n văn7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ Y, BÁC SỸ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN8
1.1. Khái quát chung về mô hình tổ chức và chất lượng đội ngũ nhân sự Bệnh viện tuyến huyện8
1.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Bệnh viện tuyến huyện8
1.1.2. Khái quát về chất lượng đội ngũ nhân sự Bệnh viện tuyến huyện10
1.2. Nội dung cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại các Bệnh viện tuyến huyện17
*Tuyển dụng đội ngũ y, bác sỹ18
*Đào tạo đội ngũ y, bác sỹ19
* Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ y, bác sỹ19
1.3.Cácyếutốảnhhưởngđến nâng cao chấtlượngđộingũnhânsự
trong Bệnh viện tuyến huyện nói chung và đội ngũ y, bác sỹ nói riêng… 21
1.3.1.Yếu tố bên trong Bệnh viện21
1.3.2.Yếu tố bên ngoài Bệnh viện23
1.4.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại một số Bệnh viện chọn điển hình và bài học rút ra27
1.4.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại một số Bệnh viện
chọn điển hình27
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra qua nghiên cứu tại các Bệnh viện
chọn điển hình30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ Y, BÁC SỸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN CHƯƠNG MỸ32
2.1.Giới thiệu khái quát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao
chất lượng đội ngũ nhân sự Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ32
2.1.1. Giới thiệu khái quát Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ32
2.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ35
2.2. Thực trạng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ41
2.2.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ y, bác sỹ41
2.2.2. Chất lượng đội ngũ y, bác sỹ43
2.3. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ 52
2.3.1.Tuyển dụng đội ngũ y, bác sỹ52
2.3.2.Đào tạo đội ngũ y, bác sỹ54
2.3.3.Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ y, bác sỹ59
2.4.Đánh giá thực trạng đội ngũ y, bác sỹ vàcôngtác nângcao chất
lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ68
2.4.1. Những kết quả đạt được68
2.4.2. Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân71
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ Y, BÁC SỸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN
CHƯƠNG MỸ75
3.1.Định hướng phát triển của Bệnh viện và nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹcủaBệnhviệnđakhoa huyệnChươngMỹgiaiđoạn
2015 – 202075
3.1.1.Mục tiêu,địnhhướngpháttriểncủaBệnhviệnđakhoa huyện
Chương Mỹ75
3.1.2. Mục tiêu và các định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ77
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ79
3.2.1. Tuyển dụng đội ngũ y, bác sỹ79
3.2.2. Đào tạo đội ngũ y, bác sỹ82
3.2.3. Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ y, bác sỹ85
3.2.4. Một số giải pháp khác97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ99
1.KÉT LUẬN99
2. Một số kiến nghị101
2.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Y tế101
2.2. Kiến nghị với UBND, các Sở, Ban, Ngành TP Hà Nội và huyện
Chương Mỹ102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO104
PHỤ LỤC107 
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment