Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Luận án tiến sĩ y học Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức FDI, mà cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước cũng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những yếu tố cạnh tranh bên trong tổ chức đặc biệt quan trọng đó là nguồn nhân lực. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kì một tổ chức nào.

Những năm qua Ngành Y tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là hoạt động khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đóng góp không nhỏ vào thành tựu đó là hoạt động của hệ thống Bệnh viện trên cả nước. Bệnh viện công lập Nhà nước là đơn vị sự nghiệp được Đảng, Nhà nước xây dựng hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo cho mọi người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế dễ dàng, thuận lợi. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ ảnh hưởng tác động tích cực đến Ngành Y tế nói chung và Y tế tỉnh Ninh Bình nói riêng. Đó là sự đa dạng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhiều loại hình dịch vụ y tế khám chữa bệnh hơn, sự chuyên nghiệp trong công tác khám chữa bệnh. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì khó khăn thách thức đặt ra đối với các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay là nâng cao chất lượng y tế để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, yêu cầu khám chữa bệnh kĩ thuật cao, quan tâm khám chữa bệnh cho người dân nghèo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn…

Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là Bệnh viện thuộc huyện nghèo, vùng khó khăn của tỉnh Ninh Bình, đây là tuyến đầu tiên tiếp xúc với người dân, giúp cho người dân nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ

y tế đơn giản nhất, thuận tiện nhất. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng người dân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn chưa cao, số lượng bệnh nhân chuyển lên tuyến trên cao. Một trong những lí do cơ bản là do cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là trình độ đội ngũ nhân viên y tế, thái độ phục vụ người bệnh chưa cao. Để từng bước cùng với Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình vượt qua khó khăn thách thức đặt ra trong thời gian tới thì Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn cần từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho hơn 110.000 người dân và cán bộ trong toàn huyện Gia Viễn. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn thì yếu tố nguồn nhân lực y tế là yếu tố then chốt, quyết định. Xuất phát từ những lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” để làm chủ đề nghiên cứu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả Phùng Rân (2008) với bài “Chất lượng nguồn nhân lực, bài toán tổng hợp cần có lời giải đồng bộ”, trường Cao đẳng Viễn Đông,

TP.HCM đã đưa ra nhận định về sự suy tồn hay hưng thịnh của một dân tộc, một tổ chức đều dựa vào nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn của một quốc gia, một ngành, của tổ chức, doanh nghiệp. Một

quốc gia hay một tổ chức muốn phát triển và sánh vai được với các nước phát triển hiện đại trên thế giới chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực. Đó là quyết sách là chiến lược thành công.

Tác giả Nguyễn Phú Trọng (2000) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH.05.03 “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ”. Đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, sự định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Đề tài là tài liệu để tham khảo hữu ích đối với cán bộ là công chức trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Tác giả Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế”, Tạp chí Cộng sản số 786. Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng NNL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,về số lượng và chất lượng. Tác giả đã nhấn mạnh chất lượng NNL nước ta còn nhiều bất cập và hạn chế do: thu nhập bình quân đầu người thấp, vấn đề quy hoạch và phát triển NNL còn kém, từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tác giả Vũ Bá Thể (2005), “Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam ”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách tiếp cận theo quan hệ kinh tế quốc tế, tập trung phân tích và làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến NNL; kinh nghiệm phát triển NNL của một số nước tiên tiến trên thế giới; đánh giá thực trạng NNL nước ta cả về quy mô, tốc độ, chất lượng NNL và rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NNL; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NNL của Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2005), “Phát triển nguồn nhân lực ch ất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam ”, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng này; Qua đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai.

Từ quá trình nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả cho thấy nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị nói riêng và đất nước nói chung. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, để đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực cần phải xác định được các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cũng như áp dụng phương pháp đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra các tiêu chí chung phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi mỗi đơn vị, mỗi địa phương cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng căn cứ vào đặc điểm và điều kiện riêng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thông qua xây dựng các tiêu chí đánh giá và áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại các đơn vị cụ thể là rất cần thiết.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng và đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình từ đó đưa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

3.2. Nhiệm vụ của luậ n văn

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

– Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực

– Xác định các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực

– Nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn thông qua các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

– Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn thông qua việc phân tích các ho ạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

– Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn- tỉnh Ninh Bình.

– Đưa ra các kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên nhằm tạo cơ sở tiền đề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (đối tượng trực tiếp khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sỹ).

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình,

về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2010 – 2014 để minh họa, đánh giá và phân tích trong quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp cho giai đoạn 2015-2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để tiếp

cận và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực y tế với tư cách là một hiện tượng kinh tế xã hội ra đời và vận hành trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, có tính hệ thống, và tác động biện chứng với nhau.

5.2. Phương pháp thu thập thông tin – Phương pháp thống kê – phân tích:

Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn số liệu được cung cấp từ phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính – Kế toán của Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn.

Ngoài những tài liệu được cung cấp trực tiếp từ Bệnh viện Đa khoa

huyện Gia Viễn, còn có các tài liệu, văn bản khác từ các cơ quan quản lý cấp trên Sở Y tế Ninh Bình, sách báo, mạng internet và ý kiến trong các cuộc hội thảo.

Tất cả các tài liệu đều được tổng hợp, phân tích nhằm tìm ra điểm

mạnh, điểm yếu về chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

– Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dành cho các nhóm đối tượng: Các cán bộ y, bác sỹ, nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện và bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn thạc sỹ.

Quy mô mẫu điều tra: Luận văn đã tiến hành điều tra 110 phiếu khảo sát cho nhóm cán bộ y, bác sỹ, nhân viên trực tiếp khám chữa bệnh, và 50 mẫu khảo sát cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn. Các phiếu điều tra được thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích trên máy tính.

6. Đóng góp mới của đề tài

Hệ thống hóa vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực;

Xác định các tiêu chí đánh giá CLNNL làm thước đo để đánh giá CLNNL tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn. Từ các tiêu chí này, giúp cho Lãnh đạo Bệnh viện đánh giá chính xác về chất lượng nguồn nhân lực y tế, đưa ra các quyết định quản trị NNL hiệu quả.

Phân tích rõ thực trạng CLNNL y tế thông qua các thước đo về trí lực, thể lực, tâm lực của NNL y tế và các hoạt động nâng cao CLNNL y tế đang áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Đây là các giải pháp quan trọng giúp cho việc nâng cao chất lượng NNL y tế của Bệnh viện cả trước mắt và lâu dài.

7. Kết cấu của luậ n văn

Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức;

Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tạiBệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình;

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình;

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU V
DANH MỤC SƠ ĐỒ VII
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đ óng góp mới của đề tài 6
7. Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LựC TRONG Tồ CHỨC 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản 8
1.1.1. Nguồn nhân lực 8
1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực 9
1.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 12
1.2. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 13
1.2.1. Nâng cao thể lực 13
1.2.2. Nâng cao trí lực 14
1.2.3. Nâng cao tâm lực 16
1.3. Tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 17
1.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 17
1.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 19
1.4. Nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 20
1.4.1. Quy hoạch nguồn nhân lực 20
1.4.2. Tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực 21
1.4.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 21
1.4.4. Chính sách thù lao lao động 22
1.4.5. Sử dụng và đánh giá nguồn nhân lực 23
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 23
1.5.1. Các nhân tố bên trong tổ chức 23
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài tổ chức 24
1.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số bệnh viện trên cả nước 26
1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số bệnh viện 26
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 30
TIỂU KÉT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TÉ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH ’ ’. 32
2.1. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình . 32
2.1.1. Quá tình hình thành và phát triển 32
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn 36
2.1.4. Đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa
khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 40
2.2. Thực trạng chấ t lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 43
2.2.1. Thực trạng chất lượng NNL y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình 43
2.2.2. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng NNL y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 61
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng NNL y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 72
2.3.1. Ưu điểm 72
2.3.2. Một số hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 75
TIỂU K ÉT CHƯƠNG 2 77 
NINH BINH 78
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng NNL của Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 78
3.1.1. Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng, chiến lược phát triển BVĐK huyện Gia
Viễn đến năm 2020 78
3.1.2. Phương hướng nâng cao CLNNL tại Bệnh viện ĐK huyện Gia Viễn . 80
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 82
3.2.1. Xây dựng đề án vị trí việc làm 82
3.2.2. Hoàn thiện quy trình và tổ chức công tác đào tạo NNL y tế 88
3.2.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng, thu hút NNL y tế 92
3.2.4. Hoàn thiện chính sách thù lao, phúc lợi 94
3.2.5. Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc 96
3.2.6. Nâng cao y đức cho cán bộ y tế 97
3.3. Kiến nghị 98
3.3.1. Đối với Sở Y tế tỉnh Ninh Bình 98
3.2.2. Đối với Bộ Y tế 99
TIỂU K ÉT CHƯƠNG 3 100
KÉT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC

Leave a Comment