NĂNG LỰC ĐIỀU DƯỠNG ĐÁP ỨNG ĐẠI DỊCH COVID–19 TẠI CÁC TUYẾN BỆNH VIỆN KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM NĂM 2021

NĂNG LỰC ĐIỀU DƯỠNG ĐÁP ỨNG ĐẠI DỊCH COVID–19 TẠI CÁC TUYẾN BỆNH VIỆN KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM NĂM 2021

NĂNG LỰC ĐIỀU DƯỠNG ĐÁP ỨNG ĐẠI DỊCH COVID–19 TẠI CÁC TUYẾN BỆNH VIỆN KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM NĂM 2021
Quang Huy Trần 1,2,, Gia Huệ Đinh 2, Thanh Hải Ngô 2, Quang Tuyển Đỗ 1, Việt Dũng Trương 
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng tại các tuyến bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam về ứng phó phòng chống dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 1347 điều dưỡng lâm sàng tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam năm 2021. Đối tượng nghiên cứu được chọn mẫu thuận tiện, sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu. Kết quả: 79% điều dưỡng tham gia nghiên cứu đạt kiến thức về phòng chống và chăm sóc người bệnh Covid 19. Một số nội dung kiến thức có tỷ lệ trả lời đúng thấp bao gồm: kiến thức về virus SARS-COV-2 (21,3%); lưu lượng oxi cao nhất khi cho thở qua mũi (45,5%); quy trình kỹ thuật có tạo khí dung (37%). 93,3% điều dưỡng có thái độ tích cực về phòng chống, ứng phó đại dịch Covid 19. Hầu hết điểm thái độ đều đạt trên 4 điểm (trên thang điểm Likert 5 mức độ), có 2 nội dung có điểm trung bình < 4 bao gồm: điều dưỡng cho rằng nhân lực điều dưỡng hiện tại đã đủ để chăm sóc người bệnh Covid 19 và điều dưỡng cho rằng người thân được an toàn với điểm trung bình lần lượt là 3,76 và 3,97 điểm. Chỉ có 35,2% điều dưỡng đạt thực hành, trong đó tỷ lệ thực hành đúng thấp nhất là số lần vệ sinh tay trong quy trình mang phương tiện phòng hộ cá nhân, can thiệp điều dưỡng khi người bệnh nhiễm toan và hành động phù hợp nhất hỗ trợ người bệnh Covid 19 bị suy hô hấp với tỷ lệ lần lượt là 12,3%, 16,3% và 26,7%. Kết luận: Điều dưỡng có thái độ và kiến thức tốt về ứng phó đại dịch Covid 19 nhưng tỷ lệ thực hành đúng khi chăm sóc chưa tốt. Vì vậy cần tăng cường đào tạo và giám sát thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh Covid 19 nhất là về thực hành sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, can thiệp điều dưỡng khi người bệnh Covid 19 bị suy hô hấp.

Cũng như trong các thảm  họa hoặc đại dịch xảy ra trước đây, điều dưỡng  luôn  là  lực lượng tuyến đầu trong chăm sóc người bệnh COVID-19 tại các bệnh viện đồng thời tích cực tham gia vào sàng  lọc  và  kiểm  soát  lây  nhiễm  virus  SARS –COV –2 trongbệnh viện, cộng đồng [3-5].Trong chăm sóc người  bệnh  nhiễm  COVID-19 tại bệnh viện, điều dưỡng là thành viên nòng cốt  của đội chăm sóc người  bệnh đa ngành, và giữvai trò quan trọng trong điều phối hoạt động của đội chăm sóc toàn diện này. Trong thời điểm dịch bùng phát, các trường hợp bịnhiễm với các triệu chứng nhẹđến trung bình được điều trịtại các bệnh viện dã chiến, điều dưỡng là nhân viên y tếđóng vai trò chính trong quản lý triệu chứng, theo  dõi  tiến  triển  của  bệnh, tư vấn dinh dưỡng và  luyện  tập  phục  hồi  hô  hấp,  hỗtrợtâm  lý  và giáo  dục  sức  khỏe  cho  ngườibệnh [6].Điều dưỡng được trang bịđầy đủkiến thức, có thái độtích  cực  và  thực hành đúng sẽkhông  chỉchăm sóc người bệnh  có chất lượng mà còn góp phần hạn  chếnguy cơ cũng như giảm  thiểu tác động của  dịch  COVID-19  đối  với  người  nhiễm  bệnh, cộng đồng và chính bản thân người điều dưỡng. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là năng lực của điều dưỡng ứng phó đại  dịch  Covis  19  hiện  tại như thếnào? Lĩnh vực năng lực  nào  của điều dưỡng  cần được tăng cường đểđiều dưỡng  sẵn sàng ứng phó đại dịch Covid 19 tốthơn? Kết quả nghiên  cứu là cơ sởđểxây  dựng  và  thực  hiện các chương trình can thiệp nhằm nâng cao năng lực  sẵn  sàng ứng phó đại  dịch  Covid  19.  Vì  vậy nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu:Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng tại các tuyến bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam về ứng phó phòng chống dịch COVID-19.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment