NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC NGHE CÔNG NHÂN SẢN XUẤT SƠN VÀ GIẦY
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC NGHE CÔNG NHÂN SẢN XUẤT SƠN VÀ GIẦY.Tiếng ồn vẫn được coi là yếu tố nguy cơ chính gây giảm sức nghe của công nhân tiếp xúc và bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn cũng luôn là một trong những bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng hóa chất cũng gây độc lên tai của công nhân tiếp xúc. Hóa chất ảnh hưởng đến sức nghe baogồm dung môi hữu cơ, hơi kim loại, khí gây ngạt, hóa chất trừ sâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất, riêng lẻ hay phối hợp, cũng là yếu tố nguy cơ gây giảm nghe [69, 96,].
Dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, nhiều quy trình sản xuất: sản xuất sơn, giầy, đồ gỗ, thuốc nhuộm, vật liệu kết dính, nhựa, cao su, điện tử, in,… trong đó công nghiệp sơn và giầy là một trong những ngành sử dụng nhiều dung môi hữu cơ cả về số lượng, chủng loại cũng như số lượng công nhân tiếp xúc.
Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp quốc gia Mỹ (The American Conference of Governmental Industrial Hygienists – ACGIH) đã khuyến cáo cần phải đo kiểm tra sức nghe định kỳ đối với những công nhân tiếp xúc với tiếng ồn, dung môi hữu cơ (styren, toluen, xylen), CO, chì, mangan. Viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) cũng thấy rằng cần phải thiết lập giới hạn tiếp xúc cho phép với hỗn hợp hóa chất gây độc cho tai và tiếng ồn như là một vấn đề cấp bách. Trong quy định của các nước Châu Âu về mức tiếp xúc nghề nghiệp tối thiểu với tiếng ồn cũng đề cập rằng khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức nghe cũng phải lưu ý đến ảnh hưởng phối hợp của tiếng ồn với hóa chất, tiếng ồn với rung chuyển (The EuropeanDirective 2003/10/EC). Bệnh gây ra do tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơcũng là bệnh thuộc nhóm 1.1.38 trong danh mục các bệnh nghề nghiệp của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) [51, 68, 84].
Dung môi hữu cơ được sử dụng trong công nghiệp đã hàng trăm năm nhưngnhững nghiên cứu về ảnh hưởng của nó lên sức nghe mới được nghiên cứu gần đây.Trước những năm 80s, chỉ có một vài nghiên cứu lẻ tẻ đề cập đến ảnh hưởng của2 dung môi hữu cơ lên thính lực. Từ sau những năm 80s, vấn đề này được chú ý nghiên cứu nhiều hơn trên cả động vật thí nghiệm cũng như trên người lao động tiếp xúc trực tiếp. Nghiên cứu được tiến hành trong những năm qua đã đưa ra những quan tâm về ảnh hưởng của dung môi riêng lẻ hay hỗn hợp cũng như tác động hiệp đồng giữa tiếng ồn và dung môi như là nguyên nhân gây giảm nghe của công nhân [90, 153]
Ở Việt Nam, mới có một nghiên cứu bước đầu của H.T.M.Hiền, 2002 về đánh giá tình hình sức nghe của 300 công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 12,9 – 21,9% [14]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể thực trạng giảm nghe ở công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ cũng như đặc điểm cụ thể như thế nào để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp dự phòng giảm nghe nghề nghiệp cho công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng tiếp xúc dung môi hữu cơ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất sơn và giầy.
2. Đánh giá thực trạng và đặc điểm giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc dung môi hữu cơ
MỤC LỤC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC NGHE CÔNG NHÂN SẢN XUẤT SƠN VÀ GIẦY
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………………ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………..iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………. vi
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………..viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH…………………………………………………………………………..x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………..xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………….3
1.1. Tổng quan về dung môi hữu cơ ……………………………………………………………………… 3
1.1.1 Đường xâm nhập, hấp thu, chuyển hóa, đào thải dung môi hữu cơ………3
1.1.2. Dung môi hữu cơ gây độc tai………………………………………………………….5
1.1.3. Dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn, giầy……………………………………….7
1.1.4. Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp của một số dung môi hữu cơ ………………9
1.2. Giải phẫu và sinh lý thính giác………………………………………………………………………11
1.2.1. Một số nét về giải phẫu tai……………………………………………………………11
1.2.2. Sinh lý thính giác ………………………………………………………………………..13
1.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe của dung môi hữu cơ……………………………………………..16
1.3.1. Ảnh hưởng sức khỏe…………………………………………………………………….16
1.3.2. Ảnh hưởng đến hệ thống thính giác ……………………………………………….17
1.4. Vấn đề giảm nghe do dung môi hữu cơ …………………………………………………………18
1.4.1. Đặc điểm giảm nghe do dung môi hữu cơ ………………………………………18
1.4.2. Đánh giá mức độ giảm nghe và tổn thương cơ thể…………………………..20
1.5. Cơ chế tổn thương thính giác do dung môi hữu cơ…………………………………………23
1.5.1. Dung môi hữu cơ gây độc cho tai………………………………………………….23
1.5.2. Dung môi hữu cơ gây độc lên hệ thần kinh trung ương ……………………24
1.5.3. Tác động hiệp đồng giữa tiếng ồn và dung môi hữu cơ ……………………25
1.6. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng sức nghe ……………………………………….26
1.6.1. Đo sức nghe đơn âm tại ngưỡng……………………………………………………26
1.6.2. Đo trở kháng tai giữa…………………………………………………………………..26iv
1.6.3. Đo âm ốc tai (Otoacoustic emissions – OAE)………………………………….26
1.6.4. Ghi điện thế kích thích thính giác thân não (Auditory Brainstem Response
– ABR)………………………………………………………………………………………………..27
1.7. Các biện pháp dự phòng ……………………………………………………………………………….28
1.7.1. Xây dựng các văn bản pháp quy ……………………………………………………28
1.7.2. Các biện pháp dự phòng ………………………………………………………………29
1.8. Nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng môi trường và tình hình giảm nghe
của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ ……………………………………………………….30
1.8.1. Ngoài nước…………………………………………………………………………………30
1.8.2. Trong nước…………………………………………………………………………………36
1.9. Một số nét về các cơ sở nghiên cứu……………………………………………………………….40
1.9.1. Cơ sở sản xuất sơn………………………………………………………………………40
1.9.2. Cơ sở sản xuất giầy……………………………………………………………………..41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………….42
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………42
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………….42
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………43
2.1.3. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………..43
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………………43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………..43
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………..44
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………….45
2.2.4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………46
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu50
2.2.6. Sai số và cách khắc phục ……………………………………………………………..60
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu……………………………………………………………..61
2.2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………..61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………..62
3.1. Tình trạng tiếp xúc với dung môi hữu cơ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất
sơn, giầy……………………………………………………………………………………………………………..62
3.1.1. Kết quả khảo sát điều kiện lao động, công tác ATVSLĐ của cơ sở sản xuất
…………………………………………………………………………………………………………..62v
3.1.2. Kết quả quan trắc môi trường lao động …………………………………………66
3.1.3. Giám sát sinh học tiếp xúc với dung môi hữu cơ (Biological exposure
monitoring)………………………………………………………………….77
3.2. Thực trạng, đặc điểm giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc dung môi hữu cơ….77
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….77
3.2.2. Kết quả phỏng vấn các triệu chứng cơ năng …………………………………..79
3.2.3. Kết quả đo sức nghe…………………………………………………………………….80
3.2.4. Kết quả ghi đáp ứng thính giác thân não (ABR) ……………………………..91
3.2.5. Mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ và giảm nghe……………………93
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………101
4.1. Tình trạng tiếp xúc với dung môi hữu cơ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất
sơn, giầy……………………………………………………………………………………………………………101
4.1.1. Kết quả điều tra về điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động101
4.1.2. Kết quả thực hiện an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động …………107
4.1.3. Giám sát sinh học tiếp xúc với dung môi hữu cơ (Biological exposure
monitoring)…………………………………………………………………….. 110
4.2. Thực trạng và đặc điểm giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ
………………………………………………………………………………………………………………………….111
4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..111
4.2.2. Kết quả phỏng vấn các triệu chứng cơ năng …………………………………112
4.2.3. Kết quả đo sức nghe…………………………………………………………………..114
4.2.4. Kết quả ghi đáp ứng thính giác thân não ……………………………………..122
4.2.5. Mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ và giảm nghe………………….125
4.3 Hạn chế của đề tài ………………………………………………………. 130
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………130
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………..132
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ………………………………………….135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2: Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp của một số DMHC …………………………. 10
Bảng 1.3: Mức độ giảm nghe theo phân loại của WHO …………………………………. 20
Bảng 1.4: Tính tổn thương cơ thể theo trung bình ngưỡng nghe……………………… 21
Bảng 1.5: Bảng tính tổn thương cơ thể dựa trên thiếu hụt sức nghe 2 tai theo
Fellmann – Lessing ………………………………………………………………………………….. 22
Bảng 2.1: Biến số, chỉ số nghiên cứu…………………………………………………………… 47
Bảng 2.2: Phân nhóm mức độ giảm nghe theo bảng Felmann – Lessing………….. 57
Bảng 2.3: Phân nhóm mức độ giảm nghe theo phân loại của WHO ………………… 58
Bảng 2.4: Giá trị tham chiếu người bình thường các sóng ABR ……………………… 59
Bảng 3.1: Thực hiện an toàn vệ sinh lao động –……………………………………………. 65
sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân……………………………………………………………. 65
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc vi khí hậu, cường độ tiếng ồn tại………………………… 66
Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội ……………………………………………………………………. 66
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc vi khí hậu, cường độ tiếng ồn tại………………………… 67
Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng…………………………………………………………………. 67
Bảng 3.4: Kết quả đo vi khí hậu, cường độ tiếng ồn ……………………………………… 68
tại Công ty giầy Thượng Đình ……………………………………………………………………. 68
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đo vi khí hậu tại các cơ sở sản xuất…………………….. 69
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả đo cường độ tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất…………. 70
Bảng 3.7: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động…………………….. 71
Công ty sơn tổng hợp Hà Nội …………………………………………………………………….. 71
Bảng 3.8: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động…………………….. 72
Công ty CP sơn Hải Phòng ………………………………………………………………………… 72
Bảng 3.9: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động…………………….. 74
Công ty giày Thượng Đình ………………………………………………………………………… 74
Bảng 3.10: Phân bố tổng mức tiếp xúc DMHC theo cơ sở sản xuất ………………… 75
Bảng 3.11: Kết quả nồng độ a xít hippuric niệu ……………………………………………. 76ix
Bảng 3.12: Phân bố tuổi đời của đối tượng nghiên cứu………………………………….. 78
Bảng 3.13: Phân bố tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu ……………………………….. 79
Bảng 3.14: Tình trạng giảm sức nghe ………………………………………………………….. 82
Bảng 3.15: Trung bình ngưỡng nghe của nhóm nghiên cứu……………………………. 82
Bảng 3.16: Ngưỡng nghe theo từng tần số so sánh hai tai (n = 118 tai)……………. 82
Bảng 3.17: Ngưỡng nghe theo từng dải tần số (n=236 tai)……………………………… 83
Bảng 3.18: Kết quả phần trăm thiếu hụt sức nghe theo từng tai (n=118)………….. 84
Bảng 3.19: Phân nhóm mức độ giảm nghe theo bảng Felmann – Lessing………… 84
Bảng 3.20: Trung bình ngưỡng nghe theo phân độ giảm nghe của WHO ………… 85
Bảng 3.21: Mức độ giảm nghe tại tần số 4000 Hz và 8000 Hz ……………………….. 87
Bảng 3.22: Phân bố giảm sức nghe theo nhóm nghiên cứu …………………………….. 88
Bảng 3.23: Trung bình ngưỡng nghe theo nhóm tiếp xúc ………………………………. 89
Bảng 3.24: Kết quả ngưỡng nghe tại từng tần số của 2 nhóm …………………………. 89
Bảng 3.25: Mức độ giảm nghe theo phân loại WHO của 2 nhóm……………………. 90
Bảng 3.26: Thời gian tiềm tàng của các sóng ……………………………………………….. 91
Bảng 3.27: Thời gian tiềm tàng giữa các sóng………………………………………………. 92
Bảng 3.28: Mối liên quan giữa mức độ tiếp xúc nghề nghiệp và giảm nghe …….. 94
Bảng 3.29: So sánh mức giảm nghe với mức giảm nghe sinh lý……………………… 95
Bảng 3.30: Mối liên quan tuổi đời với giảm nghe …………………………………………. 96
Bảng 3.31: Mối liên quan giữa tuổi nghề với giảm nghe………………………………… 97
Bảng 3.32: Mối liên quan giữa kiến thức, thực hiện ATVSLĐ với giảm nghe….. 98
Bảng 3.33: Mối liên quan của sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và giảm
nghe ………………………………………………………………………………………………………. 1
Nguồn: https://luanvanyhoc.com