Nghiên cứu áp dụng bảng điểm BISAP trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân viêm tuỵ cấp
Đề cương luận văn thạc sĩ Nghiên cứu áp dụng bảng điểm BISAP trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân viêm tuỵ cấp. Viêm tụy cấp là một cấp cứu thường gặp tại các khoa cấp cứu, vấn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lâm sàng không chỉ bởi tỷ lệ mắc bệnh mà còn do bởi bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau và có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh. Viêm tụy cấp đã và đang để lại gánh nặng cho hệ thống Y tế của các quốc gia. Hằng năm có khoảng 210 000 bệnh nhân viêm tụy cấp nhập viện ở Mỹ [1], [2].
Viêm tụy cấp (VTC) là một quá trình diễn biến phức tạp trong đó các Enzyme của tụy được hoạt hóa, khởi đầu làm tổn thương tại chỗ nhu mô tụy gây nên tình trạng đáp ứng viêm. Triệu chứng lâm sàng rất phong phú, nhiều mức độ khác nhau, khi được điều trị kịp thời đúng phác đồ bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Tuy nhiên, 10 đến 20% bệnh nhân diễn biến đến tình trạng viêm tụy cấp nặng dẫn đến tình trạng đáp ứng viêm hệ thống quá mức gây nên nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân, kéo dài thời gian điều trị trong bệnh viện, di chứng bệnh nặng nề và tỷ lệ tử vong cao [3], [4]. Trong khi đó, mỗi bệnh nhân lại đáp ứng với tổn thương tụy rất khác nhau và rất khó dự đoán. Việc đánh giá về mức độ nặng của viêm tụy cấp trong thời gian sớm nhất sẽ mang lại nhiều lợi ích, nó quyết định việc lựa chọn cách thức điều trị thích hợp, từ đó có thể ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng và làm giảm tỷ lệ tử vong [5], [6].
Một trong những bước ngoặt trong việc nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của VTC là sự ra đời của thang điểm Ranson vào năm 1974 [7], [8]. Tiếp sau đó, các phương pháp đánh giá tiên lượng khác lần lượt ra đời như thang điểm Glasgow sửa đổi (Imrie), SAPS (Simplefied Acute Physiologic score), APACHE (Acute Physiologic and chronic Health Evaluation)…. Các thang điểm ra đời giúp đánh giá mức độ nặng của VTC nhưng còn phức tạp, khó thực hiện tại khoa cấp cứu, nhu cầu cần có một thang điểm đơn giản, dễ thực hiện.
Thang điểm BISAP (bedside index for severity pancreatitis) với ưu điểm là một thang điểm đơn giản, có thể sử dụng dễ dàng và có thể đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân viêm tụy cấp nhanh, hiệu quả chỉ trong 24 giờ đầu mà độ nhạy, độ đặc hiệu cao tương đương các thang điểm khác. Điều này góp phần tận dụng được cửa sổ điều trị giá trị giúp hạn chế được những nguy cơ và những biến chứng do viêm tụy cấp mức độ nặng gây ra. Chính vì vậy, thang điểm BISAP đang được nhiều trung tâm cấp cứu sử dụng trong lượng giá VTC mức độ nặng [9]. Tuy vậy, trên thực tế còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận về giá trị của thang điểm BISAP.
Hiện nay, ở Việt Nam thang điểm BISAP cũng đã được sử dụng tại khoa Cấp Cứu bệnh viện Bạch Mai trong phân loại mức độ nặng cho những bệnh nhân viêm tụy cấp. Tuy nhiên, chưa có báo cáo chính thức nào liên quan đến đánh giá về tiên lượng viêm tụy cấp theo thang điểm BISAP dựa trên các đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng.
Với mong muốn góp phần tìm hiểu việc phân tầng mức độ nặng của bệnh nhân viêm tụy cấp tại các khoa cấp cứu, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu áp dụng bảng điểm BISAP trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân viêm tuỵ cấp” với hai mục tiêu:
o Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân viêm tụy cấp vào Khoa Cấp cứu
o Nhận xét giá trị của bảng điểm BISAP trong đánh giá mức độ nặng và theo dõi tiến triển của bệnh nhân viêm tuỵ cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH 3
1.1.1. Nguyên nhân 3
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH 4
1.2.1. Thuyết ống dẫn 4
1.2.2. Thuyết trào ngược 5
1.2.3. Thuyết tự tiêu: 5
1.2.4. Thuyết thay đổi tính thấm của ống tụy 5
1.2.5. Thuyết oxy hóa quá mức 5
1.2. CHẨN ĐOÁN VTC 8
1.2.1. Lâm sàng 8
1.2.2. Cận lâm sàng. 9
1.2.3. Chẩn đoán thể bệnh 11
1.2.4. Biến chứng của viêm tuy cấp 12
1.3. ĐIỀU TRỊ VTC 15
1.3.1. Điều trị nội khoa 15
1.3.2. Điều trị ngoại khoa 17
1.4. TIÊN LƯỢNG VTC 17
1.4. THANG ĐIỂM BISAP TRONG TIÊN LƯỢNG MỨC ĐỘ NẶNG VIÊM TỤY CẤP 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 28
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 28
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 28
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 29
2.4. CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU 30
2.5. CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU 30
2.5.1. Các thông tin chung. 30
2.5.2. Tiền sử: 30
2.5.3. Các triệu chứng lâm sàng: 30
2.5.4. Các triệu chứng cận lâm sàng nghiên cứu: 31
2.5.5. Quy trình nghiên cứu: 32
2.6. CÁCH TIẾN HÀNH THU THẬP THÔNG TIN 33
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP 35
3.1.1. Đặc điểm chung 35
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng: 38
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng: 41
3.3.4. Kết quả xét nghiệm huyết học 41
3.3.5. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu 42
3.3.6. Kết quả xét nghiệm khí máu 43
3.2. GIÁ TRỊ CỦA BẢNG ĐIỂM BISAP TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG VÀ THEO DÕI TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP 50
4.1.1. Đặc điểm chung 50
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng: 52
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 56
4.2. GIÁ TRỊ CỦA BẢNG ĐIỂM BISAP TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG VÀ THEO DÕI TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP 62
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các biến chứng VTC theo Atalanta và điểm hội chứng rối loạn chức năng nhiều cơ quan 13
Bảng 1.2. Bảng yếu tố tiên lượng theo Ranson 18
Bảng 1.3. Bảng phân loại mức độ nặng của viêm tụy cấp theo APACHE II. 19
Bảng 1.4 Bảng đánh giá tuần tự suy tạng 23
Bảng 1.5. Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống 25
Bảng 1.6. Chỉ số điểm BISAP để dự kiến mức độ nặng và các biến chứng của viêm tụy cấp. 25
Bảng 1.7. Kết quả nghiên cứu của các trung tâm cấp cứu ở Mỹ đánh giá giá trị bảng điểm BISAP 26
Bảng 3.1: Phân bố một số đặc điểm tiền sử của BN VTC 37
Bảng 3.2: Phân bố BN VTC theo thời gian vào viện: 38
Bảng 3.3: Triệu chứng cơ năng 39
Bảng 3.4: Triệu chứng thực thể 39
Bảng 3.5: Triệu chứng toàn thân 40
Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm amylase máu 41
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm huyết học 41
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu. 42
Bảng 3.9. Kết quả xét nghiệm khí máu. 43
Bảng 3.10: Hình ảnh siêu âm ổ bụng 44
Bảng 3.11: Diện tích dưới đường cong (AUC) của các hệ thống đánh giá VTC 44
Bảng 3.12: Tương quan VTC nặng – tử vong giữa các nhóm điểm BISAP, Ranson’s, APACHE – II. 47
Bảng 3.13: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và giá trị tiên đoán âm tính đối với VTC nặng và tử vong của các bảng điểm trong đánh giá VTC 48
Bảng 3.14: So sánh thời gian nằm viện trung bình giữa các nhóm bảng điểm 49
Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ BN nam bị VTC với một số nghiên cứu 50
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới 35
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo tuổi 36
Biểu đồ 3.3: Thời gian vào viện tính từ khi khởi phát triệu chứng. 38
Biểu đồ 3.4: Phân bố theo điểm CTSI 43
Biểu đồ 3.5: đường cong ROC trong VTC nặng giữa BISAP và Ranson’s 45
Biểu đồ 3.6: Đường cong ROC trong VTC nặng giữa BISAP và APACHE – II 46
Nguồn: https://luanvanyhoc.com