Nghiên cứu áp dụng đường mổ cổ trước bên trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Nghiên cứu áp dụng đường mổ cổ trước bên trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là nguyên nhân thường gặp gây đau cột sống cổ với biểu hiện lâm sàng bởi hội chứng chèn ép rễ: đau vùng cổ, vai, hai tay theo vùng chi phối của rễ thần kinh bị chèn ép; hội chứng chèn ép tủy: liệt cứng, rối loạn cơ tròn [10], [14], [21], [60]. Nếu không được xử trí đúng, kịp thời tổn thương chuyển sang giai đoạn không hồi phục như liệt cứng tứ chi, rối loạn cơ tròn, bệnh nhân sẽ để lại di chứng sau điều trị [21], [26], [61]. Theo số liệu nghiên cứu của Radhakrishnan K. (1994) thực hiện tại Roschester, Mỹ hàng năm số bệnh nhân có biểu hiện hội chứng chèn ép rễ, tủy cổ trên 100.000 dân trung bình của hai giới nam và nữ là 83,2 trong đó ở nam cao hơn ở nữ với tỷ lệ tương ứng là 107,3 ; 63,5 và độ tuổi hay gặp nhất từ 50 đến 54 tuổi có tỷ lệ là 202,9 [59].

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nhiều phương pháp khác nhau như cố định cột sống cổ bằng nẹp cổ mềm, vật lý trị liệu kết hợp thuốc kháng viêm giảm đau, điều trị đông y châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống [1], [7], [26], [52]. Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi điều trị bảo tồn thất bại hay trong khi điều trị bảo tồn mà triệu chứng chèn ép thần kinh tiến triển nhanh [26], [56]. Theo nghiên cứu của Angevine P.D. (2003) trong 10 năm từ 1990¬1999 trên toàn nước Mỹ cho thấy tỷ lệ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ giữa phẫu thuật và bảo tồn tăng đều hàng năm một cách có ý nghĩa [15].

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã được thực hiện từ lâu với hai đường mổ chính là đường mổ phía trước và đường mổ phía sau. Đường mổ cổ trước bên được Smith và Robinson thực hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX, đã thể hiện được những ưu điểm nổi bật và hiện nay được nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam sử dụng cho phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và các bệnh lý cột sống cổ khác như chấn thương, thoái hóa [5], [6], [12], [13]. Để thực hiện được đường mổ này đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm và nắm vững giải phẫu vùng cổ nhất là giải phẫu phẫu thuật và mối liên quan giữa các thành phần ở vùng cổ trước bên. Nếu khi mổ mà gây thương tổn các thành phần giải phẫu như mạch máu, thần kinh, thực quản sẽ gây biến chứng rất trầm trọng, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại đi chứng nặng nề [16], [19], [27], [28], [33], [49], [65].

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã được tiến hành tại Việt Nam trong một số năm gần đây nhưng cho tới hiện tại vẫn còn ít nghiên cứu được thực hiện. Vấn đề chỉ định mổ chưa có sự thống nhất giữa các chuyên khoa nên nhiều bệnh nhân đến khám và chỉ định mổ ở giai đoạn muộn, đã có biểu hiện liệt không hồi phục [5], [6].

Những năm gần đây, khoa Phẫu thuật thần kinh bệnh viện Xanh Pôn đã được trang bị đầy đủ phương tiện để phẫu thuật cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên như màn huỳnh quang tăng sáng, kính vi phẫu thuật, dao điện lưỡng cực, khoan mài chuyên dụng và đã phẫu thuật cho một số trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Để đánh giá hiệu quả phẫu thuật này cũng như những ưu, nhược điểm của nó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng đường mổ cổ trước bên trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ’”

với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo đường mổ cổ trước bên tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội từ 01/2006¬09/2008.

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐÊ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 3

1.2. Giải phẫu vùng cổ trước áp dụng trong phẫu thuật 5

1.3. Biểu hiện lâm sàng 12

1.4. Chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 18

1.5. Phẫu thuật đĩa đệm cột sống cổ 21

1.6. Biến chứng phẫu thuật TVĐĐ cột sống cổ

theo đường mổ cổ trước bên. 24

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 9

3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nhóm nghiên cứu 39

3.2. Dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng trước mổ 41

3.3. Kết quả phẫu thuật 48

3.4. Biến chứng trong và sau mổ 5 5 

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57

4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nhóm nghiên cứu 57

4.2. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

theo đường mổ cổ trước bên 62

4.3. Kết quả phẫu thuật 66

4.4. Biến chứng trong và sau mổ 70

KẾT LUẬN

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment