Nghiên cứu áp dụng đường rạch kết mạc cùng đồ trong phẫu thuật lác ngang cơ năng

Nghiên cứu áp dụng đường rạch kết mạc cùng đồ trong phẫu thuật lác ngang cơ năng

Lác mắt là sự lệnh trục nhìn của nhãn cầu. Bệnh không những gây tổn hại chức năng thị giác hai mắt mà còn làm giảm thẩm mỹ, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng    cuộc    sống    cũng    như    khả    năng    hòa    nhập    của người bệnh
với xã hội. Đây là một bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 2% – 4% trong dân số, trong đó hay gặp nhất là hình thái lác cơ năng [9], [11], [12].
Lác thường kèm theo các rối loạn về vận động nhãn cầu, nó xảy ra trong thời kỳ hình thành, phát triển thị lực và chức năng thị giác hai mắt vì vậy lác dễ gây nên tình trạng nhược thị ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng của mắt bị lác. Lác mắt nếu không điều trị kịp thời sẽ làm mất cơ hội phục hồi chức năng thị giác hai mắt và giảm thị lực vĩnh viễn ở mắt bị bệnh [46], [58].
Điều trị lác nhằm hai mục đích là làm thẳng trục nhãn cầu và phục hồi chức năng thị giác hai mắt, đó là một phức hệ gồm ba khâu:
–     Điều trị nhược thị trước mổ (nếu có).
–    Điều trị bằng phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng hai mắt.
–    Điều trị phục hồi chức năng thị giác hai mắt sau mổ.
Mỗi bước có một vai trò và mục đích nhất định, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Điều trị nhược thị và phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu là bước tạo tiền đề cho kết quả phục hồi thị giác hai mắt. Ngược lại khi đạt được thị giác hai mắt thì cân bằng vận nhãn sẽ ổn định, giảm tỷ lệ nhược thị và lác tái phát [2], [8], [18], [30].
Điều trị bằng phẫu thuật là khâu quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong phức hợp trên, có tới 90% lác cơ năng ở trẻ em phải can thiệp phẫu thuật. Đối với lác cơ năng người lớn thì hầu như 100% số bệnh nhân phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Từ trước đến nay phẫu thuật lác có thể sử dụng một trong ba đường rạch kết mạc chính:
–    Đường rạch kết mạc rìa.
–    Đường rạch kết mạc cạnh rìa.
–    Đường rạch kết mạc cùng đồ.
Mỗi một đường rạch đều có ưu nhược điểm riêng và có ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả phẫu thuật.
Ớ Việt Nam từ trước đến nay các phẫu thuật viên hay sử dụng đường rạch kết mạc sát rìa hoặc đường rạch kết mạc cạnh rìa để phẫu thuật lác. Trong những năm gần đây, một số phẫu thuật viên đã áp dụng đường rạch kết mạc cùng đồ thay cho các đường rạch cũ nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật của phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu áp dụng đường rạch kết mạc cùng đồ trong phẫu thuật lác ngang cơ năng” với hai mục tiêu:
1.    Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị lác cơ năng qua đường rạch kết mạc cùng đồ.
2.    Nhận    xét một số đặc điểm kỹ thuật của phương pháp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    12
1.1.    Vài nét về giải phẫu và sinh lý vận nhãn    12
1.1.1.    Giải phẫu các cơ vận nhãn    12
1.1.2.    Sự chi phối thần kinh của các    cơ vận nhãn    13
1.1.3.    Sinh lý vận nhãn    13
1.1.4.    Chức năng của các cơ ngoại nhãn    14
1.1.5.    Các định luật vận nhãn    15
1.2.    Các khái niệm về lác và sinh lý bệnh học    15
1.2.1.    Định nghĩa lác    15
1.2.2.    Sinh lý bệnh học    16
1.3.    Giải phẫu và mô học của kết mạc    17
1.3.1.    Các mạch máu, thần kinh và mạch bạch huyết    của kết mạc    18
1.3.2.    Cấu trúc mô học của kết mạc    18
1.3.3.    Cấu trúc mô học của bao Tenon    19
1.4.    Các phương pháp thăm khám và chẩn đoán lác    20
1.4.1.    Chẩn đoán lác    20
1.4.2.    Xác định mắt chủ đạo    22
1.4.3.    Xác định kiểu định thị của mắt    23
1.4.4.    Đo thị lực và phát hiện nhược thị    23
1.4.5.    Đánh giá thị giác hai mắt    23
1.4.6.    Khám vận động nhãn cầu    24
1.4.7.    Đo điểm cận qui tụ    24
1.5.    Phẫu thuật điều trị lác    24
1.5.1.    Các phương pháp can thiệp cơ    27
1.5.2.    Lựa chọn cơ để can thiệp    28
1.5.3.    Định lượng trong mổ lác    28
1.5.4.    Biến chứng trong mổ lác    31
1.6.    Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam    32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN    CỨU    34
2.1.    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    34
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    34
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ:    34
2.1.3.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    34
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    34
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    34
2.2.2.    Phương tiện nghiên cứu    35
2.3.    Nội dung nghiên cứu    36
2.3.1.    Khám lâm sàng    36
2.3.2.    Khám phát hiện các bệnh toàn thân khác    37
2.3.3.    Giải thích cho bệnh nhân và gia đình trước phẫu thuật    38
2.4.    Tiến hành phẫu thuật    38
2.4.1.    Phương pháp phẫu thuật lùi cơ    38
2.4.2.    Phương pháp phẫu thuật rút ngắn cơ    40
2.4.3.    Chăm sóc sau phẫu thuật    41
2.4.4.    Đánh giá kết quả sau phẫu thuật    41
2.5.    Phương pháp xử lý số liệu    43
2.6.    Đạo đức trong nghiên cứu    43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    44
3.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    44
3.1.1.    Đặc điểm về giới    44
3.1.2.    Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới    44
3.1.3.    Liên quan giữa tuổi và hình thái lác    45
3.1.4.    Phân bố bệnh nhân theo tuổi xuất hiện lác    45
3.1.5.    Phân bố bệnh nhân theo tính chất lác    46
3.1.6.    Đặc điểm về độ lác    46
3.1.7.    Phân bố hình thái lác và tình trạng tật khúc xạ    47
3.1.8.    Đặc điểm về thị lực và mức độ nhược thị    48
3.1.9.    Tình trạng định thị    48
3.2.    Kết quả điều trị phẫu thuật    49
3.2.1.    Phương pháp phẫu thuật    49
3.2.2.    Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu theo thời gian    49
3.2.3.    Tình trạng thị giác hai mắt trước và sau mổ    51
3.2.4.    Liên quan giữa kết quả phẫu thuật với tình trạng TG2M sau mổ. 51
3.2.5.    Tình trạng thị lực sau phẫu thuật    53
3.2.6.    Xử lý độ lác tồn dư    55
3.3.    Đặc điểm kỹ thuật của phương pháp    55
3.3.1.    Đánh giá kỹ thuật đường rạch kết mạc cùng đồ    55
3.3.2.    Đánh giá tình trạng sẹo mổ theo thời gian    59
Chương 4: BÀN LUẬN    60
4.1.    Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    60
4.1.1.    Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới    60
4.1.2.    Độ lác trước mổ    61
4.1.3.    Tình trạng tật khúc xạ    61
4.1.4.    Tình trạng thị lực và mức độ nhược thị    62
4.1.5.    Tình trạng định thị    62
4.1.6.    Tình trạng thị giác 2 mắt    62
4.2.     Kết quả điều trị phẫu thuật    63
4.2.1.    Phương pháp phẫu thuật    63
4.2.2.    Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu    64
4.2.3.    Kết quả phục hồi thị lực sau mổ    65
4.2.4.    Kết quả phục hồi thị giác hai mắt    66
4.3.    Bàn luận phương pháp phẫu thuật    68
4.3.1.    Phương pháp phẫu thuật    68
4.3.2.    Diễn biến sẹo mổ    70
4.4.    Biến chứng của phẫu thuật    71
KẾT LUẬN    72
KIẾN NGHỊ    73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment