Nghiên cứu áp dụng hóa trị bổ trợ phác đồ fufa trong điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một bệnh hay gặp ở các nước phát triển, và đang có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế IARC (Globocan 2008), mỗi năm ước tính có 1.234.000 bệnh nhân mới mắc và có 608.000 bệnh nhân chết do căn bệnh ung thư đại trực tràng. UTĐTT là ung thư phổ biến thứ 3 ở nam, thứ 2 ở nữ, là nguyên nhân gây chết thứ 4 trong các bệnh ung thư [44,67]. UTĐTT phần lớn gặp ở các nước phát triển chiếm 60% các trường hợp, tỷ lệ mắc cao nhất ở Australia, New Zealand, các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, tỷ lệ thấp ở Châu Phi, Nam Trung Á, tỷ lệ mắc trung bình ở Châu Mỹ La Tinh, Đông Nam Á, Nam Phi. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư đại trực tràng mới mắc, 50.000 bệnh nhân chết do căn bệnh này, đây là nguyên nhân mắc và gây chết thứ 4 trong các bệnh ung thư ở Mỹ [44,67].
Ở Việt nam, theo số liệu công bố của Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế (Globocan 2008- IARC), mỗi năm có khoảng 7367 bệnh nhân mắc mới, 4131 bệnh nhân chết do căn bệnh ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ mắc và chết do UTĐTT đứng vị trí thứ 4 ở nam, đứng vị trí thứ 6 ở nữ [1,44,67].
Chẩn đoán ung thư đại tràng ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là các kỹ thuật nội soi ống mềm, đã giúp cho việc chẩn đoán sớm và chính xác hơn, do vậy bệnh nhân được được can thiệp và điều trị kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, thời gian sống thêm cho người bệnh.
Điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng vẫn là phương pháp chính để lấy bỏ khối u nguyên phát và nạo vét hạch vùng, tuy nhiên phẫu thuật là biện pháp điều trị tại chỗ, tại vùng, để ngăn chặn sự tái phát lan tràn, di căn xa cần phải có phương pháp điều trị toàn thân, và hoá trị liệu đã giúp giải quyết được vấn đề này. Hóa trị liệu bổ trợ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong điều trị sau phẫu thuật ung thư đại tràng, đặc biệt đem lại lợi ích cho các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III, tuy nhiên đối với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II vẫn còn nhiều tranh cãi.
Tổng kết của SEER năm 2006 ở Mỹ về sự liên quan giữa giai đoạn bệnh và thời gian sống thêm, đã cho thấy UTĐT giai đoạn IIb (T4N0M0) có tiên lượng xấu hơn giai đoạn IIIa (T1,2N1M0), tỷ lệ sống thêm 5 năm tương ứng là 72.2% và 83.4%. Như vậy cần thiết phải đưa ra một giải pháp điều trị rõ ràng hơn cho ung thư đại tràng giai đoạn II [27,23].
Theo Sharlene Gill 2004, điều trị bổ trợ phác đồ FUFA cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II-III làm giảm tỷ lệ chết 26%, giảm tỷ lệ tái phát 30% [54]. Năm 2007 nhóm Quasar đã công bố, điều trị bổ trợ phác đồ FUFA cho bệnh nhân UTĐT giai đoạn II, làm giảm nguy cơ tái phát 22%, giảm nguy cơ chết 18% [107].
Tại Bệnh viện K đã tiến hành điều trị bổ trợ bằng phác đồ FUFA cho UTĐT từ năm 1997, bước đầu cho thấy hiệu quả trong cải thiện thời gian sống thêm. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về kết quả của hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư đại tràng. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng điều trị bổ trợ phác đồ FUFA cho UTĐT giai đoạn III và II có yếu tố nguy cơ cao.
Với mục tiêu nghiên cứu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn III và II có nguy cơ cao tái phát di căn.
2. Đánh giá kết quả hóa trị liệu bổ trợ phác đồ FUFA cho bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn III và II nguy cơ cao, đồng thời phân tích một số yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. GIẢI PHẪU ĐẠI TRÀNG 3
1.2. DỊCH TỄ VÀ SINH BỆNH HỌC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 6
1.2.1. Dịch tễ học 6
1.2.2. Sinh bệnh học 7
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 13
1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng 13
1.3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng 14
1.4. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 18
1.4.1. Phân loại mô bệnh học 18
1.4.2. Mô bệnh học 20
1.4.3. Xâm lấn của ung thư biểu mô đại tràng 24
1.5. CÁC PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN SAU MỔ THEO MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ
ĐẠI TRÀNG 26
1.5.1. Phân loại Dukes cổ điển 26
1.5.2. Phân loại Dukes cải tiến 26
1.5.3. Phân loại TNM trong ung thư đại tràng theo AJCC 2010 27
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 29
1.6.1. Điều trị phẫu thuật triệt căn ung thư đại tràng 29
1.6.2. Điều trị hóa chất 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.2.2. Nội dung nghiên cứu: 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 57
3.1.1. Tuổi và giới 57
3.1.2. Nghề nghiệp 59
3.1.3. Lý do đến viện 59
3.1.4. Thời gian đến viện từ khi có triệu chứng đầu tiên 60
3.2. LÂM SÀNG 60
3.3. CẬN LÂM SÀNG 61
3.3.1. Nội soi 61
3.3.2. Nồng độ CEA 61
3.3.3. Giải phẫu bệnh 63
3.3.4. Giai đoạn bệnh 67
3.3.5. Kết quả điều trị 68
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 95
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 95
4.1.1. Tuổi, giới 95
4.1.2. Nghề nghiệp, cư trú 95
4.1.3. Lý do đến khám bệnh 96
4.1.4. Thời gian đến viện từ khi có triệu chứng đầu tiên 96
4.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 97
4.3. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG 98
4.3.1. Nội soi 98
4.3.2. Nồng độ CEA 100
4.3.3. Giải phẫu bệnh 101
4.4. GIAI ĐOẠN BỆNH 108
4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 108
4.5.1. Các phương pháp điều trị 108
4.5.2. Thời gian sống thêm 5 năm 112
KẾT LUẬN 130
KIẾN NGHỊ 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUÂN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích