NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANUN MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANUN MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP

Luận văn thạc sĩ y học NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANUN MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP .Suy hô hấp cấp là tình trạng bệnh lý thường gặp trong các bệnh nhân nhập viện khoa Cấp cứu. Tại khoa Cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai hàng năm có 20-25% bệnh nhân suy hô hấp cấp, 30% bệnh nhân bị các biến chứng hô hấp, đặc biệt là các bệnh ngộ độc cấp, nhiễm khuẩn và tim mạch [1]. Tại Mỹ hàng năm có 22-25% bệnh nhân phải nhập viện vì suy hô hấp cấp, trong đó tỷ lệ tử vong khoảng 40% [2].

Nhiều bệnh nhân suy hô hấp cấp khi vào cấp cứu phải thông khí nhân tạo để đảm bảo hiệu quả thông khí và bảo vệ đường thở. Thông khí nhân tạo xâm nhập có nhiều ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trên cơ thể [3], [4]; gây ra nhiều biến chứng nặng, làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong [5], [6], [7]. Từ những năm 1980, BiBAP và CPAP được áp dụng khá hiệu quả nhiều trường hợp suy hô hấp cấp [8]. Nhiều tác giả đã ứng dụng hiệu quả thông khí nhân tạo không xâm nhập để điều trị các bệnh lí suy hô hấp, cai thở máy [9], [10], [11], [12]. Trong cấp cứu, các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập được ưu tiên, nếu thất bại mới sử dụng phương pháp thông khí nhân tạo xâm nhập, thở BiPAP hoặc CPAP đã chứng minh được hiệu quả nhưng phương pháp hỗ trợ này cũng gặp một số biến chứng bất lợi cho người bệnh như: khó chịu do mask và chướng bụng..vv… [13].
Thở oxy là một biện pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân suy hô hấp. Để an toàn, các khí y tế luôn được làm khô với độ ẩm rất thấp. Điều này ít ảnh hưởng đối với các bệnh nhân suy hô hấp mức độ nhẹ chỉ phải thở oxy mũi dòng rất thấp. Tuy nhiên ở những bệnh nhân phải thở dòng oxy cao, khoảng mũi miệng không kịp làm ấm và ẩm luồng khí trước khi vào phổi sẽ gây khô khoang mũi – miệng, khô đờm làm ảnh hưởng đến hô hấp bệnh nhân. Thở oxy làm ẩm dòng cao qua canun mũi (HHFNC) là một phương pháp hỗ trợ hô hấp đang được ứng dụng ngày càng nhiều ở khoa Cấp cứu; có ưu điểm kiểm soát FiO2 chắc chắn, tạo ẩm, làm ấm, cung cấp áp lực dương để hỗ trợ hô hấp. Cấu trúc khá đơn giản, do vậy dễ sử dụng, dễ dung nạp, bệnh nhân vẫn làm được các sinh hoạt thông thường khi áp dụng hệ thống hỗ trợ này, độ ẩm cao giúp làm loãng đờm, tránh khô niêm mạc[14].
Kỹ thuật thở oxy dòng cao được làm ấm và ẩm có những ưu điểm nhất định, hệ thống này cho phép điều chỉnh tốc độ dòng khí thở vào từ 2-60 lít/phút. Các mức lưu lượng dòng khí thở vào làm giảm độ pha loãng oxy trong đường hô hấp bằng cách giảm khoảng chết giải phẫu và cung cấp áp lực dương 2-8cmH2O khi bệnh nhân ngậm miệng thở. Ngoài ra, mức cụ thể và chính xác của tỷ lệ phần trăm oxy trong dòng không khí thở vào (FiO2) 21-100% có thể cài đặt và điều chỉnh theo mức đích oxy bão hòa tùy theo nhu cầu của từng trường hợp cụ thể. Chỉ sử dụng kính áp vào mũi giúp bệnh nhân thoải mái và vẫn có thể ăn qua miệng hoặc nói như bình thường [14].
HHFNC đã được áp dụng trong nhiều trường hợp suy hô hấp cấp như: đợt cấp COPD, viêm phổi, phù phổi cấp, hen phế quản, tổn thương phổi cấp… [15]. Trong một số nghiên cứu, HHFNC cải thiện rõ rệt tình trạng khó thở, phân áp oxy máu động mạch, giảm tỷ lệ phải đặt ống nội khí quản, bệnh nhân dung nạp tốt với hệ thống… [14], [16] ở nhiều nhóm nguyên nhân suy hô hấp… [17], [18].
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam còn rất ít các nghiên cứu áp dụng hệ thống HHFNC cho bệnh nhân suy hô hấp cấp ở khoa Cấp cứu và hiện tại chưa được ứng dụng rộng rãi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canun mũi trong điều trị bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình.
2. Nhận xét những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kỹ thuật cho bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ trung bình.

MỤC LỤC NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANUN MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Suy hô hấp cấp 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Sinh lí hô hấp 3
1.1.3. Bệnh sinh học 4
1.1.4. Triệu chứng 4
1.1.5. Phân loại suy hô hấp 5
1.1.6. Sinh lí bệnh 6
1.1.7. Chẩn đoán nguyên nhân 9
1.1.8. Chẩn đoán mức độ nặng: 10
1.1.9. Điều trị 17
1.2. Dụng cụ thở oxy 20
1.2.1. Các thiết bị oxy dòng thấp 20
1.2.2. Các thiết bị oxy dòng cao 22
1.3. Hệ thống HHFNC 23
1.3.1. Cấu tạo hệ thống 23
1.3.2. Nguyên tắc hoạt động 24
1.3.3. Lắp đặt hệ thống cho bệnh nhân 25
1.4. Sơ lược các nghiên cứu về thở HHFNC 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 29
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4. Phương tiện hỗ trợ nghiên cứu 30
2.5. Quy trình nghiên cứu 30
2.5.1. Thời điểm nghiên cứu 30
2.5.2. Thời điểm đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng 31
2.5.3. Các thông số đánh giá 31
2.5.4. Các bước tiến hành kĩ thuật 31
2.5.5. Quy trình lắp đặt và cài đặt hệ thống 31
2.5.6. Quy trình theo dõi và điều chỉnh hệ thống 32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu 34
2.7. Đạo đức nghiên cứu 34
2.8. Sơ đồ nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 36
3.1.1. Tỷ lệ theo giới 36
3.1.2. Đặc điểm về tuổi 37
3.1.3. Đặc điểm phân bố theo nhóm nguyên nhân suy hô hấp 37
3.2. Đánh giá hiệu quả kĩ thuật thở HHFNC trên lâm sàng 38
3.2.1. Tỷ lệ thành công-thất bại 38
3.2.2. Tần số tim và huyết áp trung bình 38
3.2.3. Tần số thở và SpO2 39
3.2.4. Thay đổi điểm khó thở theo thang điểm Borg 40
3.2.5. Tỉ lệ đặt ống nội kí quản 40
3.2.6. Sự thay đổi tính chất đờm 41
3.3. Ảnh hưởng của thở HHFNC đến khí máu động mạch 42
3.4. Một số thuận lợi, khó khăn khi áp dụng HHFNC 43
3.4.1. Tỉ lệ bệnh nhân dễ chịu, không ảnh hưởng đến sinh hoạt 43
3.4.2. Kích ứng mũi 43
3.4.3. Tỉ lệ chướng bụng khi thở HHFNC 44
3.4.4. Một số tác dụng phụ khác 44
3.4.5. Tốc độ dòng khí thở vào 45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 46
4.1.1. Tuổi và giới 46
4.1.2. Nguyên nhân suy hô hấp 47
4.2. Hiệu quả kĩ thuật thở HHFNC trên lâm sàng 47
4.2.1. Tỉ lệ thành công-thất bại 47
4.2.2. Tần số tim 49
4.2.3. Huyết áp trung bình 49
4.2.4. Tần số thở 49
4.2.5. SpO2 50
4.2.6. Thay đổi điểm khó thở theo thang điểm Borg 51
4.2.7. Tỉ lệ đặt ống nội kí quản 51
4.2.8. Sự thay đổi tính chất đờm 53
4.3. Hiệu quả của kĩ thuật thở HHFNC đến khí máu động mạch 54
4.3.1. pH 54
4.3.2. PaO2 55
4.3.3. PaCO2 55
4.3.4. Chỉ số PaO2/FiO2 56
4.4. Một số thuận lợi, khó khăn khi áp dụng HHFNC 56
4.4.1. Tỉ lệ bệnh nhân dễ chịu, không ảnh hưởng đến sinh hoạt 56
4.4.2. Kích ứng mũi 58
4.4.3. Tỉ lệ chướng bụng khi thở HHFNC 59
4.4.4. Một số tác dụng phụ khác 59
4.4.5. Tốc độ dòng khí thở vào 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đánh giá mức độ nặng của suy hô hấp 11
Bảng 1.2: Thang điểm đánh giá khó thở của Ủy ban nghiên cứu Y khoa vương quốc Anh 12
Bảng 1.3: Thang điểm đánh giá khó thở của Hội Lồng ngực Mỹ 13
Bảng 1.4: Thang điểm đánh giá khó thở của Borg 14
Bảng 1.5: Bảng điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy hô hấp cấp theo Allal và cộng sự 15
Bảng 1.6: Phân loại mức độ nặng của đợt cấp COPD 16
Bảng 3.1: Sự thay đổi tần số tim và huyết áp trung bình qua các thời điểm nghiên cứu 38
Bảng 3.2: Sự thay đổi tần số thở và SpO2 qua các thời điểm nghiên cứu 39
Bảng 3.3: Tỉ lệ đặt ống nội khí quản 40
Bảng 3.4: Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng qua các thời điểm nghiên cứu 42
Bảng 3.5: Tỉ lệ một số tác dụng phụ khi áp dụng HHFNC 44

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới 36
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 37
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nhóm nguyên nhân suy hô hấp 37
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thành công/thất bại khi áp dụng kĩ thuật thở HHFNC 38
Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi điểm khó thở theo thang điểm Borg 40
Biểu đồ 3.6: Thay đổi tính chất đờm khi áp dụng kĩ thuật thở HHFNC 41
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ dễ chịu, không ảnh hưởng đến sinh hoạt 43
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ kích ứng mũi qua các thời điểm nghiên cứu 43
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ chướng bụng qua các thời điểm nghiên cứu 44
Biểu đồ 3.10: Sự thay đổi tốc độ dòng qua các thời điểm nghiên cứu. 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Văn Đính (2003). Suy hô hấp cấp. Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản Y học.
2. Behrendt C. E. (2000). Acute respiratory failure in the United States: incidence and 31-day survival. Chest Journal, 118 (4), 1100-1105.
3. Nguyễn Đạt Anh (2009). Các tác động sinh lý của thông khí nhân tạo. Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo, Nhà xuất bản y học.
4. Nguyễn Gia Bình (2011). Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kĩ thuật thở máy và hồi sức hô hấp cơ bản, Nhà xuất bản y học.
5. Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ (1995). Biến chứng của thông khí nhân tạo với áp lực dương. Nguyên lý thực hành thông khí nhân tạo, Nhà xuất bản Yhọc.
6. Brochard L. (2003). Mechanical ventilation: invasive versus noninvasive. European Respiratory Journal, 22 (47 suppl), 31s-37s.
7. Kenneth L.K. MD, Robert C. H. MD (2006). Physiologic and pathophysiologic consequences of positive pressure ventilation. Up To Date.
8. Đỗ Minh Hiến (2004). Đánh giá hiệu quả phương thức thở áp lực dương liên tục (CPAP) qua mặt nạ mũi trong điều trị phù phổi cấp, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
9. Phạm Văn Ngư (2000). Đánh giá thông khí nhân tạo BiBAP qua mặt nạ mũi trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
10. Bùi Xuân Phúc (2001). Sử dụng thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn trong điều trị suy hô hấp cấp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
11. Cross A. M. (2000). Review of the role of non-invasive ventilation in the emergency department. J Accid Emerg Med, 17 (2), 79-85.
12. Antro C., Merico F., Urbino R., et al (2005). Non-invasive ventilation as a first-line treatment for acute respiratory failure:“real life” experience in the emergency department. Emergency medicine journal, 22 (11), 772-777.
13. Lê Đức Nhân (2006). Đánh giá hiệu quả thở áp lực dương liên tục qua mặt nạ bằng van Bussignac trong điều trị phù phổi cấp huyết động, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
14. Bell N1, Hutchinson CL2, Green TC1, et al (2015). Randomised control trial of humidified high flow nasal cannulae versus standard oxygen in the emergency department. Emergency Medicine Australasia, 27, 537-541.
15. Hospital R. N. S. (2013). Humidified High Flow Nasal Cannula (HHFNC) Guideline. Royal North Shore Hospital High Flow Nasal Cannula final doc August 2013.
16. Turner, A D. (2013). Use of high flow nasal cannula in critically ill infants, children, and adults: a critical review of the literature. Intensive Care Med, 39, 247-257.
17. Sztrymf B., Messika J., Bertrand F., et al (2011). Beneficial effects of humidified high flow nasal oxygen in critical care patients: a prospective pilot study. Intensive care medicine, 37 (11), 1780-1786.
18. Lenglet H., Sztrymf B., Leroy C., et al (2012). Humidified high flow nasal oxygen during respiratory failure in the emergency department: feasibility and efficacy. Respiratory care, 57 (11), 1873-1878.
19. Đặng Quốc Tuấn (2013). Suy hô hấp cấp. Hồi sức tích cực cơ bản, Nhà xuất bản y học.
20. Ngô Quý Châu, cộng sự (2011). Suy hô hấp. Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 638-647.
21. Dennis L. K., Eugene B., Anthony F., et al (2004). Mc Graw-Hill Professional, Harrison’s Principles of Internal Medicine 16th Edition.
22. Đỗ Minh Dương (2005). Đánh giá kết quả thông khí nhân tạo không xâm nhập hai mức áp lực dương trong điều trị một số tình trạng suy hô hấp cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai năm 2001-2005, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
23. Đặng Quốc Tuấn (2011). Suy hô hấp cấp. Kỹ thuật thở máy và hồi sức cơ bản, Nhà xuất bản y học.
24. Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012). Chủ biên bản dịch tiếng Việt, Tiếp cận bệnh nhân suy hô hấp. Hồi sức cấp cứu – Tiếp cận theo phác đồ, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
25. Katyal P., Gajic O. (2016). Pathophysiology of Respiratory Failure and Use of Machanical Ventilation.
26. Chelluri L., Pousman R., Elsevier Saunders (2011). Acute Respiratory Failure. Textbook of critical care, 6th edition, 33-35.
27. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Lân Việt, Phạm Quang Vinh, et al (2010). Bệnh hô hấp. Các thang điểm thiết yếu sử dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản thế giới.
28. Allal S., Khedher A., Saida I. B., et al (2012). New severity score of acute respiratory failure. Critical Care, 16 (1), 1.
29. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán xử trí hồi sức tích cực. Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế., 8-12.
30. Bùi Hương Giang (2011). Liệu pháp oxy. Kỹ thuật thở máy và hồi sức cơ bản, Nhà xuất bản y học.
31. Perlstrom J., Macmillan N., Miller T. Heated Humidified High Flow Nasal Cannula (HFNC) In The Treatment Of Obstructive Sleep Apnea (OSA). America, 1, 2.
32. Peter J Davis (2014). Heated humidifed high-flow nasal cannula therapy in children. Archives of Disease in Childhood, 100(6).
33. Chikata Y., Izawa M., Okuda N., et al (2014). Humidification performance of two high-flow nasal cannula devices: a bench study. Respiratory care, 59 (8), 1186-1190.
34. Lampland A. L., Plumm B., Meyers P. A., et al (2009). Observational study of humidified high-flow nasal cannula compared with nasal continuous positive airway pressure. The Journal of pediatrics, 154 (2), 177-182. e172.
35. Nilius G., Franke K.-J., Domanski U., et al (2013). Effects of nasal insufflation on arterial gas exchange and breathing pattern in patients with chronic obstructive pulmonary disease and hypercapnic respiratory failure. Respiratory Regulation-Clinical Advances, Springer, 27-34.
36. Network H. N. S. L. H. (2013). Humidified High Flow Nasal Cannula (HHFNC) Guideline.
37. Sztrymf B., Messika J., Mayot T., et al (2012). Impact of high-flow nasal cannula oxygen therapy on intensive care unit patients with acute respiratory failure: a prospective observational study. Journal of critical care, 27 (3), 324. e329-324. e313.
38. Harada K, Kurosawa S, Hino Y, et al (2016). Clinical utility of high-flow nasal cannula oxygen therapy for acute respiratory failure in patients with hematological disease. Indian Journal of Respiratory Care, 5, 512.
39. Jones PG, Kamona S, Doran O, et al (2016). Randomized Controlled Trial of Humidified High-Flow Nasal Oxygen for Acute Respiratory Distress in the Emergency Department: The HOT-ER Study. PubMed, 61 (3), 291-299.
40. Sztrymf B, Messika J, Mayot T, et al (2012). Impact of high-flow nasal cannula oxygen therapy on intensive care unit patients with acute respiratory failure: a prospective observational study. J Crit Care, 27 (3), 324.
41. Itagaki T., Okuda N., Tsunano Y., et al (2014). Effect of High-Flow Nasal Cannula on Thoraco-Abdominal Synchrony in Adult Critically Ill Patients. Respiratory care, 59 (1), 70-74.
42. Chanques G., Constantin J.-M., Sauter M., et al (2009). Discomfort associated with underhumidified high-flow oxygen therapy in critically ill patients. Intensive care medicine, 35 (6), 996-1003.
43. Cuquemelle E., Pham T., Papon J.-F., et al (2012). Heated and humidified high-flow oxygen therapy reduces discomfort during hypoxemic respiratory failure. Respiratory care, 57 (10), 1571-1577.
44. Frat JP, Brugiere B, Ragot S, et al (2015). Sequential application of oxygen therapy via high-flow nasal cannula and noninvasive ventilation in acute respiratory failure: an observational pilot study. Respir Care, 60 (20), 170-178.
45. F V., M S.-L., A B., et al (2015). Physiologic Effects of High-Flow Nasal Cannula Oxygen in Critical Care Subjects. Respir Care, 60 (10), 1369-1376.

 

 

 

Leave a Comment