NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÁY THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP) KSE SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ EM TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NHI TUYẾN TỈNH
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÁY THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP) KSE SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ EM TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NHI TUYẾN TỈNH.Trong những năm qua, chương trình hồi sức sơ sinh đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Bệnh viện Nhi trung ương và nhiều địa phương trong cả nước, đã đem lại những kết quả đáng khích lệ : Tại Bệnh viện Nhi trung ương tỷ lệ tử vong sơ sinh trong 24 giờ đầu đã giảm đáng kể. Tuy vậy tử vong sơ sinh chung trong cả nước còn khá cao so với các nước trong khu vực, nguyên nhân chính vẫn là suy hô hấp, đặc biệt ở trẻ cân nặng thấp, đẻ non.
Suy hô hấp là một bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung : 80% trẻ sơ sinh tử vong đến Bệnh viện Nhi trung ương có tình trạng suy hô hấp từ vừa đến nặng, trong đó trên 50% là trẻ đẻ non đe doạ đến tính mạng trẻ ngay trong tuần đầu sau đẻ .
Thở áp lực dương liên tục hay thở CPAP, là một phương pháp hỗ trợ cho trẻ suy hô hấp còn tự thở, bằng cách duy trì trên đường thở áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở. Phương pháp thở này có vai trò làm tăng cung cấp ôxy cho trẻ, duy trì thể tích phổi hữu hiệu, giảm sức cản ở trong đường hô hấp trên và làm giảm cơn ngừng thở do tắc nghẽn. Qua hơn 30 năm sử dụng cho đến nay hệ thống CPAP đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng, cũng như nâng cao chất lượng cứu sống ở trẻ sơ sinh.
Ở Việt Nam hiện nay máy thở, các trang thiết bị để vận hành máy thở và theo dõi bệnh nhân thở máy còn được coi là cao cấp đối với nhiều bệnh viện nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Hệ thống CPAP cũng mới5 được sử dụng ở những bệnh viện lớn trong vài năm gần đây tỉ lệ thành công trong sử dụng CPAP điều trị SHH cấp ở trẻ sơ sinh non tháng là 41 – 56% , so với nghiên cứu nước ngoài là 61-77%.
Xuất phát từ tính hiệu quả cũng như nhu cầu rất lớn về sử dụng hệ thống CPAP ở nước ta hệ thống CPAP-KSE đã ra đời tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi trung ương với các ưu điểm : hiệu quả, đơn giản khi sử dụng, giá thành thấp khoảng 200$/cái do sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nước (so sánh với máy nhập khẩu ở nước ngoài giá thành quá cao 5000$/cái) bước đầu đã có tác dụng tốt, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong dưới 24 giờ của trẻ đẻ non suy hô hấp từ trên 30% (2001) xuống 10 % (6 tháng cuối 2002 ) tại khoa chúng tôi.
Chính vì lý do đó đòi hỏi phải gấp rút triển khai sử dụng CPAP cho các tuyến cơ sở trong cả nước, nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cấp cứu và điều trị sớm suy hô hấp cho trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh.
Trong khuôn khổ của một đề tài cấp bộ, chúng tôi thực hiện nghiên cứu áp dụng CPAP-KSE này trong phạm vi ở một số tỉnh thuộc địa bàn vùng núi phía bắc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua thực trạng hiện có của công tác cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện chúng tôi tổ chức các lớp tập huấn sử dụng CPAP nhằm nâng cao chất lượng công tác cấp cứu sơ sinh tại tuyến tỉnh, làm cơ sở nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá kết quả sử dụng CPAP-KSE tại các địa điểm nghiên cứu sau tập huấn
Từ kết quả thu được chúng tôi mong muốn sẽ có thể áp dụng rộng rãi hệ thống CPAP này trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng nhằm giảm tỷ lệ tử vong của sơ sinh ở nước ta
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI 1
1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1
2. Sản phẩm của đề tài 2
3. Các tác động của kết quả nghiên cứu 2
NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4
II. TỔNG QUAN 6
2.1 Định nghĩa 6
2.2 Tình hình nghiên cứu 6
2.2.1 Trên thế giới 6
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 7
2.3 Nguyên tắc cấu tạo hệ thống áp lực dương liên tục 7
2.3.1 Nguyên lý hoạt động 8
2.3.2 Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống 8
2.3.3 Các thông số cài đặt trong thở CPAP 12
Cấu tạo của hệ thống CPAP-KSE (Phụ lục 1) 13
2.4 Tác dụng của CPAP 15
2.5 Tác dụng không mong muốn 18
2.6 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 19Trang
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đối tượng 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3 Thời gian nghiên cứu 24
3.4 Địa điểm nghiên cứu 24
3.5 Các chỉ tiêu nghiên cưú 24
3.6 Đánh giá kết quả 26
3.7 Biến chứng 26
3.8 Theo dõi 27
3.9 Phương tiện nghiên cứu 27
3.10 Xử lý số liệu 27
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1 Đặc điểm dịch tễ 29
4.1.1. Phân bố theo giới 29
4.1.2 Phân bố theo tuổi 29
4.1.3 Phân bố theo cân nặng lúc nhập viện 30
4.1.4 Phân bố theo cách để 31
4.1.5 Phân bố theo tuyến chuyển viện 31
4.2 Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm 32
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng 32Trang
4.2.2 Đặc điểm xét nghiệm 32
4.2.3 Đặc điểm Xquang 32
4.2.4 Chẩn đoán khi vào viện 33
4.3 Đánh giá hiệu quả thở CPAP 34
4.3.1 Hiệu quả của thở CPAP 34
4.3.2 Thay đổi các chỉ số mạch, nhịp thở trước và sau CPAP 35
4.3.3 Sự khác biệt các chỉ số khí máu qua hai nhóm thở CPAP
thành công và thất bại
38
V. BÀN LUẬN 44
5.1 Đặc điểm dịch tễ 44
5.2 Hiệu quả điều trị bằng CPAP 46
5.3 Biến chứng của thở CPAP 52
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53
5.1 Kết luận 53
5.2 Khuyến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên các bảng Trang
Bảng 2.1 Nồng độ FiO2 theo lưu lượng ôxy và khí nén 13
Bảng 3.1 Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman 25
Bảng 4.1 Đặc điểm lâm sàng lúc bắt đầu thở CPAP 32
Bảng 4.2 Đặc điểm về xét nghiệm lúc nhập viện 32
Bảng 4.3 Chẩn đoán khi vào viện 33
Bảng 4.4 Thời gian thở CPAP 34
Bảng 4.5 Thay đổi mạch, nhịp thở trước và sau thở CPAP 35
Bảng 4.6 Thay đổi mạch ở hai nhóm thở CPAP thành công và thất bại 35
Bảng 4.7 Thay đổi tần số thở ở hai nhóm thở CPAP thành công và thất bại 36
Bảng 4.8 Thay đổi khí máu trước và sau điều trị (n=345) 36
Bảng 4.9 Thời gian giảm áp lực trung bình đường thở 37
Bảng 4.10 Thay đổi PaO2 trung bình ở hai nhóm thành công và thất bại 38
Bảng 4.11 Sự thay đổi SaO2 ở hai nhóm thở thành công và thất bại 39
Bảng 4.12 Thay đổi PaCO2 trung bình ở hai nhóm thành công và thất bại 39
Bảng 4.13 Thay đổi pH trung bình ở hai nhóm thở CPAP thành công và thất
bại 40
Bảng 4.14 Liên quan giữa FiO2 và SPO2 ở hai nhóm thành công và thất bại 40
Bảng 4.15 Liên quan giữa SPO2 và áp lực của hai nhóm thành công và thất
bại 41
Bảng 4.16 Liên quan giữa FiO2 và áp lực của hai nhóm thành công và thất
bại 41
Bảng 4.17 Liên quan giữa PaCO2 và áp lực ở hai nhóm thở CPAP thành
công và thất bại 42
Bảng 4.18 Sự khác biệt các chỉ số lâm sàng lúc bắt đầu thở CPAP 42
Bảng 4.19 Các biến chứng đã gặp 43DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Tên các biểu đồ Trang
Biểu đồ 4.1 Phân bố theo giới 29
Biểu đồ 4.2 Phân bố theo tuổi nhập viện 29
Biểu đồ 4.3 Phân bố theo tuổi thai 30
Biểu đồ 4.4 Phân bố theo cân nặng lúc nhập viện 30
Biểu đồ 4.5 Phân bố theo cách đẻ 31
Biểu đồ 4.6 Phân bố theo tuyến chuyển viện 31
Biểu đồ 4.7 Tình trạng ra viện 33
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ thành công 34
Biểu đồ 4.9 Thay đổi FiO2 trung bình bắt đầu thở CPAP và sau thở CPAP
để đạt SpO2 ≥ 92% 37
Biểu đồ 4.10 Thay đổi SpO2 trung bình ở hai nhóm thở CPAP thành công và
thất bại