Nghiên cứu áp dụng phân loại của Chung và park trong tiên lượng chảy máu cầu não
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu áp dụng phân loại của Chung và park trong tiên lượng chảy máu cầu não.quan tâm trên toàn thế giới vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, để lại di chứng nặng trong lao động, sinh hoạt cho bệnh nhân và gánh nặng kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội.
Tại Hoa Kỳ mỗi năm có hơn 700.000 người bị đột quỵ não trong đó có 500.000 trường hợp mắc đột quỵ não lần đầu tiên và 200.000 trường hợp tái phát, chiếm 50% các bệnh lý thần kinh cấp tính nằm viện [1], [2]. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh lý tim mạch và ung thư [2], [3]. Tỷ lệ tử vong tăng dần theo tuổi.
Chảy máu cầu não chiếm tỷ lệ 4-10% trong chảy máu não nói chung. Theo tác giả Silverstein A(1967) nghiên cứu trong giai đoạn năm 1935- 1964 cho thấy tỷ lệ chảy máu cầu não chiếm 7,5% chảy máu não [4]. Theo tác giả Chung và Park (1992) tỷ lệ chảy máu cầu não chiếm tỷ lệ 7,9% trong giai đoạn 1985- 1990 [5].
Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp so với chảy máu trong sọ nhưng chảy máu cầu não có tỷ lệ tử vong cao hơn vì cầu não là nơi có hệ thống lưới chi phối ý thức và các trung tâm tim mạch, hô hấp [6]. Theo tác giả Chung và Park tỷ lệ tử vong của chảy máu cầu não là 60% [5]. Theo Silverstein A (1967) tỷ lệ tử vong chảy máu cầu não là 75% [4].
Nghiên cứu áp dụng phân loại của Chung và park trong tiên lượng chảy máu cầu não Để tiên lượng chảy máu cầu não Tanaka (1982) chia chảy máu cầu não thành ba loại (chảy máu hai bên cầu não, chảy máu lớn một bên cầu não, chảy máu nhỏ một bên cầu não) [7]. Kase (1986) chia chảy máu cầu não thành ba loại (chảy máu lớn hai bên cầu não, chảy máu hai bên lưng cầu não và chảy máu một bên vùng lưng- bụng cầu não, chảy máu nhỏ một bên vùng lưng cầu não) [8]. Năm 1992 Chung và Park [5] nhận thấy rằng chảy máu lớn vùng lưng cầu não với hướng lan khác nhau (lan sang vùng lưng hay sang vùng bụng cầu não) có tỷ lệ tử vong khác nhau. Do đó tác giả đã chia chảy máu cầu não thành bốn loại (chảy máu lớn hai bên cầu não, chảy máu hai bên vùng lưng cầu não, chảy máu vùng lưng và bụng cầu não, chảy máu nhỏ vùng lưng cầu não) và đưa ra kết luận tỷ lệ tử vong chảy máu cầu não có liên quan tới vị trí chảy máu cầu não [5].
Tại Việt Nam gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm và một số yếu tố tiên lượng chảy máu cầu não nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về liên quan giữa tỷ lệ tử vong chảy máu cầu não và vị trí chảy máu cầu não. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu áp dụng phân loại của Chung và park trong tiên lượng chảy máu cầu não” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của các thể chảy máu cầu não (phân loại theo Chung và Park).
2. Nghiên cứu giá trị tiên lượng bệnh nhân chảy máu cầu não bằng vị trí chảy máu cầu não (theo phân loại của Chung và Park).
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu áp dụng phân loại của Chung và park trong tiên lượng chảy máu cầu não
1. Englewood (2001), Stroke Statistics: National Stroke Association.
2. Nguyễn Văn Thông, Trần Duy Anh, Hoàng Minh Châu, Lê Quang Cường, Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Thị Tâm, Lê Văn Trường, Võ Văn Nho (2005), Đột quỵ não- Cấp cứu- Điều trị- Dự phòng, Nhà xuất bản Y học.
5. Chung CS, Park CH (1992), Primary pontine hemorrhage: a new CT classification, Neurology; 42: 830-834.
9. Nguyễn Cường (2007), Thân não, Bách khoa bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Hà Nội.
10. Netter FH (1997), Atlas giải phẫu người, Nguyễn Quang Quyền dịch, Nhà xuất bản Y học.
12. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2009), Tai biến mạch não. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học.
17. Nguyễn Văn Chương (2005), Thực hành lâm sàng thần kinh học, Nhà xuất bản Y học.
21. Daniel D. Trương, Lê Đức Hinh, Nguyễn Thi Hùng (2004), Thần kinh học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
27. Hồ Hữu Lương (2006), Chuẩn đoán định khu thương tổn hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
29. Gouazé A (1994), Giải phẫu lâm sàng thần kinh, Nguyễn Văn Đăng và Lê Quang Cường dịch, Nhà xuất bản Y học.
36. Lê Văn Thính, Bùi Thị Tuyến (2003), Một số nhận xét lâm sàng của chảy máu cầu não, Tạp chí y học Lâm sàng- Bệnh viện Bạch Mai, số 10, 34-36.
37. Nguyễn Tiến Nam, Lê Văn Thính (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của chảy máu cầu não, Tạp chí Y học Lâm Sàng- Bệnh Viện Bạch Mai số 31, 49-53.
38. Đinh Thị Bảo Lâm (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và một số yếu tố tiên lượng chảy máu thân não, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
40. Nguyễn Xuân Thản (2001), Chảy máu não, Bệnh học Thần Kinh, Học viện quân Y, 52-60.
41. Nguyễn Minh Hiện (1999), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các yếu tố nguy cơ và tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu não, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
43. Trần Tuấn Anh (2001), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu não khu vực dưới lều tiểu não, Luận văn Thạc Sĩ Y học, Học viện Quân Y.
MỤC LỤC Nghiên cứu áp dụng phân loại của Chung và park trong tiên lượng chảy máu cầu não
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CẦU NÃO 3
1.1.1. Hình thể ngoài cầu não 3
1.1.2. Hình thể trong 4
1.1.3. Hệ thống hóa 8
1.1.4. Một số hội chứng ở cầu não 11
1.1.5. Phân chia giải phẫu cầu não 12
1.2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU, SINH LÝ TUẦN HOÀN NÃO 13
1.2.1. Hệ thống động mạch não 13
1.2.2. Tưới máu cầu não 15
1.3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA CHẢY MÁU NÃO. . 16
1.3.1. Nguyên nhân của chảy máu não 16
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của chảy máu não 17
1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CHẢY MÁU NÃO 18
1.5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CHẢY MÁU CẦU NÃO 19
1.5.1. Đặc điểm chung của chảy máu cầu não 19
1.5.2. Các hội chứng giao bên hay gặp trên lâm sàng 20
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG 21
1.6.1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não 21
1.6.2. Một số xét nghiệm khác 22
1.7. CHẨN ĐOÁN CHẢY MÁU CẦU NÃO 23
1.8. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG
CHẢY MÁU CẦU NÃO 23
1.8.1. Trên thế giới có một số nghiên cứu 23
1.8.2. Tại Việt Nam 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 26
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 26
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26
2.5. CỠ MẪU 26
2.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26
2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 28
2.8. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 28
2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM NGHIÊN CỨU 30
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 30
3.1.2. Đặc điểm về giới 31
3.1.3. Tỷ lệ tử vong chung 31
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CHẢY MÁU CẦU NÃO .. 32
3.2.1. Một số yếu tố nguy cơ 32
3.2.2. Các triệu chứng khởi phát 32
3.2.3. Mức độ hôn mê khi nhập viện 33
3.2.4. Dấu hiệu sinh tồn khi nhập viện 33
3.2.5. Triệu chứng lâm sàng 34
3.2.6. Đặc điểm chụp cắt lớp vi tính chung 34
3.2.7. Giá trị tiên lượng tử vong của một số yếu tố lâm sàng và hình ảnh học 36
3.3. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH PHỐI HỢP GIỮA CÁC LOẠI CHẢY MÁU CẦU
NÃO THEO CHUNG VÀ PARK 38
3.3.1. So sánh một số dấu hiệu sinh tồn 38
3.3.2. So sánh một số đặc điểm lâm sàng 39
3.3.3. So sánh về hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 40
3.3.4. So sánh kết quả điều trị giữa các loại chảy máu cầu não 41
3.4. GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA CÁC LOẠI CHẢY MÁU
CẦU NÃO THEO PHÂN LOẠI CỦA CHUNG VÀ PARK TRONG TIÊN LƯỢNG TỶ LỆ TỬ VONG 42
3.4.1. So sánh nguy cơ tử vong trong 72 giờ đầu của các loại chảy máu
cầu não 42
3.4.2. So sánh nguy cơ tử vong giữa các loại chảy máu cầu não 43
3.4.3. Tỷ lệ tử vong của chảy máu cầu não loại I khi kết hợp với các yếu
tố lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 44
3.4.4. Tỷ lệ tử vong của chảy máu cầu não loại II khi kết hợp với các yếu
tố lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 45
3.4.5. Tỷ lệ tử vong của chảy máu cầu não loại III khi kết hợp với các
yếu tố lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 46
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 47
4.1.1. Tuổi 47
4.1.2. Giới 48
4.1.3. Tỷ lệ tử vong chung của chảy máu cầu não 48
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẢY MÁU CẦU NÃO 49
4.2.1. Yếu tố nguy cơ 49
4.2.2. Triệu chứng khởi phát 49
4.2.3. Mức độ hôn mê khi nhập viện 50
4.2.4. Dấu hiệu sinh tồn khi nhập viện 51
4.2.5. Một số triệu chứng lâm sàng 52
4.2.6. Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 54
4.2.7. Giá trị tiên lượng tử vong của một số triệu chứng lâm sàng và hình
ảnh học 57
4.3. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI
TÍNH PHỐI HỢP CỦA CÁC LOẠI CHẢY MÁU CẦU NÃO THEO CHUNG VÀ PARK 59
4.3.1. Các đặc điểm lâm sàng 59
4.3.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 60
4.3.3. So sánh kết cục tử vong của các loại chảy máu cầu não 61
4.4. GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CHẢY MÁU CẦU NÃO THEO
PHÂN LOẠI CHUNG VÀ PARK 61
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Đặc điểm về tuổi 30
Một số yếu tố nguy cơ 32
Triệu chứng khởi phát 32
Ý thức khi nhập viện 33
Một số dấu hiệu sinh tồn 33
Một số triệu chứng lâm sàng 34
Phân loại hình ảnh chụp cắt lớp vi tính theo phân loại Chung
và Park 34
Phân loại đường kính ngang khối máu tụ 35
Hình ảnh phối hợp 35
Giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong của một số dấu hiệu lâm sàng
của chảy máu cầu não 36
Giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong của hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính phối hợp chảy máu cầu não 36
Yếu tố tiên lượng tử vong chảy máu cầu não theo mô hình hồi
quy Logistic 37
Một số dấu hiệu sinh tồn của các loại chảy máu cầu não theo
phân loại Chung và Park 38
So sánh một số đặc điểm lâm sàng của loại chảy máu cầu não
theo phân loại Chung và Park 39
So sánh hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp giữa các loại chảy
máu cầu não 40
Kết quả điều trị chảy máu cầu não 41
So sánh nguy cơ tử vong trước 72 giờ của các loại chảy máu cầu não . 42
Bảng 3.18. So sánh nguy cơ tử vong trong 30 ngày kể từ khi khởi phát đột
quỵ giữa các loại chảy máu cầu não 43
Bảng 3.19. Tỷ lệ tử vong của chảy máu cầu não loại I khi kết hợp với một số
yếu tố lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 44
Bảng 3.20. Tỷ lệ tử vong của chảy máu cầu não loại II khi kết hợp với một
số yếu tố lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 45
Bảng 3.21. Tỷ lệ tử vong của chảy máu cầu não loại III khi phối hợp với một số yếu tố lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phối hợp 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 30
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về giới 31
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tử vong 31
Hình 1.1. Mặt trước cầu não 4
Hình 1.2. Mặt sau cầu não 4
Hình 1.3. Thiết đồ cắt ngang qua thân não 4
Hình 1.4. Thiết đồ cắt ngang qua phần trên rãnh hành cầu 5
Hình 1.5. Thiết đồ cắt ngang qua phần giữa cầu não 6
Hình 1.6. Thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư sau 7
Hình 1.7. Động mạch nuôi não 14
Hình 1.8. Vị trí chảy máu não hay gặp 14
Hình 1.9: Tưới máu cầu não 16