Nghiên cứu áp dụng phương pháp ghép tế bào phôi tụy, tiêủ đảo tụy cho bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam.

Nghiên cứu áp dụng phương pháp ghép tế bào phôi tụy, tiêủ đảo tụy cho bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam.

1. Kết quả nghiên cứu

1. 1 .Mô tả kết quả nghiên cứu: Đề tài đã tiến hành:

Xây dựng quy trình nuôi cấy và cô lập đảo tụy chuột cống tại Việt Nam dưạ trên quy trình cô lập và nuôi cấy đảo tụy chuột cống học tập được ở Thụy Điển.

Tiến hành đánh giá hình thái và chức năng của đảo tụy cô lập trong thời gian nuôi cấy 7 ngày.

Tiến hành gây mô hình đái tháo đường cho chuột cống trắng bình thường bằng Streptozocin.

Tiến hành cấy ghép vào mạc treo ruột đợt 1 đảo tụy cô lập nuôi ngoài

cơ thể 24 giờ cho 5 chuột đái tháo đường.

Đánh giá hiệu quả tác dụng gây hạ glucose máu của chuột đái tháo

đường được cấy đảo tụy so với nhóm chuột đái tháo đường không

ghép tụy.

Theo dõi thời gian sống của chuột đái tháo đường ghép tụy trong vòng 1 tháng.

1.2.Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học

Xây dựng thành công quy trình nuôi cấy và cô lập đảo tụy chuột ở Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn cho việc phát triển nghiên cứu tại Việt Nam bao gồm:

Xây dựng được một công cụ, phương pháp nhiên cứu mới để đánh giá tác dụng gây hạ glucose máu của các thuốc thông qua việc đánh giá tác dụng gây tăng bài tiết insulin của đảo tụy cô lập.

Tạo tiền đề cho việc sử dụng đảo tụy để cung cấp tế bào beta đảo tụy cho các nghiên cứu y sinh học phân tử như đánh giá các thay đổi về cấu trúc gen, hệ thống điều hoà sinh tổng hợp và bài xuất insulin từ tế bào beta.

Xây dựng thành công mô hình gây đái tháo đường bằng Streptozocin trên chuột cống ở Việt Nam tạo thêm một công cụ nữa cho việc đánh giá tác dụng hạ glucose máu của các thuốc y học cổ truyền.

Xây dựng thành công quy trình nuôi cấy đảo tụy cô lập dài ngày, chứng minh được tính toàn vẹn về hình thái, chức năng của đảo tụy cô lập sau nuôi cấy 1 tuần cho phép đảm bảo việc duy trì và cung cấp đảo tụy cho việc cấy ghép không chỉ ngay sau khi đảo tụy được lấy ra khỏi cơ thể sống mà còn có thể ở những ngày sau đó.

Thử nghiệm cấy ghép thành công đảo tụy trên chuột cống trắng cho phép đẩy sâu các nghiên cứu này trên động vật, giúp chọn được đường ghép, thời gian ghép, kỹ thuật ghép tốt nhất có thể ứng dụng được trên người.

2. Các sản phẩm khoa học:

2.1. Công trình đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế: Không

2.2. Công trình đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc gia: 1

2.3. Các báo cáo khoa học tại các hội nghị quốc gia, quốc tế: Không

2.4. Các công trình đã hoàn thành sẽ công bố: Bước đầu cấy ghép đảo tụy cho chuột đái tháo đường gây bằng streptozocin.

2.5. Kết quả ứng dụng: Chưa

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment