Nghiên cứu bào chế chế phẩm thuốc “SMC” từ dược liêu dùng cho trẻ suy dinh dưỡng
“Suy dinh dưỡng là tình trạng khẩn cấp thầm lặng — chủ yếu là vô hình. Sự tổn tại dai dẳng của nó liên quan sâu xa và mang tính đe doạ đối với trẻ em, xã hội và tương lai của nhân loại”.
Nghèo nàn và lạc hậu là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng (SDD). Suy dinh dưỡng thường tấn công rất sớm ở trẻ em do chế’ độ ăn nghèo nàn, không đủ dinh dưỡng nên trẻ bị gầy yếu, sút cân dẫn đến kém phát triển ở tuổi trưởng thành. Suy dinh dưỡng nếu không được chăm sóc kịp thời có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính và trẻ sẽ bị đần độn. Tiềm năng phá huỷ rộng lớn của suy dinh dưỡng cũng to lớn như của dinh dưỡng tốt [35].
Ngày nay, mặc dù với sự cố gắng của toàn cầu, nhưng tỷ lệ SDD ở một số nước vẫn còn cao và hậu quả để lại rất nặng nề. Hàng năm, trong số khoảng 12 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước nước đang phát triển chết chủ yếu vì các bệnh tật có thể phòng ngừa được trong đó trên 6 triệu trực tiếp hay gián tiếp do SDD gây ra. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác có tỷ lệ trẻ em SDD tương đối cao. Vì vậy, từ năm 1983 Nhà nước đã có chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Từ đó tới nay, với sự quan tâm của Nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan nên tỷ lệ trẻ SDD đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta còn cao so với một số nước trong khu vực. Để thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng tới năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ SDD còn 20% thì cần phải có sự cố gắng lớn của nhiều ngành liên quan trong xã hội [13,31,35, 37].
Cùng với nền y học hiện đại (YHHĐ), y học cổ truyền (YHCT) cũng có nhiều đóng góp tích cực trong phòng và chống SDD cho trẻ em. Người ta ưa chuộng thuốc cổ truyền vì nó không những có tác dụng chữa bệnh tốt, mà còn có tác dụng điều hoà, cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để duy trì sức khoẻ, cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, hầu hết các thuốc cổ truyền có độ an toàn cao, ít có tác dụng mạnh như các hoạt chất hoá học và dễ sử dụng [24].
Ớ Việt Nam, các chế phẩm thuốc “tân dược” dùng cho trẻ SDD có thành phần chủ yếu là vitamin và một số khoáng chất. Các chế phẩm thuốc có nguổn gốc từ dược liệu chủng loại còn hạn chế. Nguổn dược liệu phong phú và quí giá vẫn chưa được quan tâm thích đáng và khai thác sử dụng cho thật hiệu quả. Để góp phần vào chương trình quốc gia về phòng
chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu bào chế chế phẩm thuốc “SMC” từ dược liêu dùng cho trẻ suy dinh dưỡng” nhằm đạt các mục tiêu:
1. Bào chế và tiêu chuẩn hoá được chếphẩm thuốc uống “SMƯ’ cho trẻ em.
2. Thử độc tính cấp và đấnh giá tác dụng dược lý của chếphẩm.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích