NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL TẠO MÀNG CHE PHỦ VẾT NỨT DA

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL TẠO MÀNG CHE PHỦ VẾT NỨT DA

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL TẠO MÀNG CHE PHỦ VẾT NỨT DA
Nguyễn Thị Mai Anh1, Ngô Thị Thu Trang1
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Gel tạo màng trên da (gel in situ film)  là những chế phẩm lỏng được bôi trực tiếp lên da và tạo thành màng mỏng tại chỗ sau khi bôi. Trong nghiên cứu này,  gel tạo màng trên da được bào chế từ Eudragit RS 100, Eudragit RL 100 và hydroxypropyl methyl cellulose E6 (HPMC E6) với dung bôi dễ bay hơi và chất hoá dẻo. Sự kết hợp các polyme và chất hoá dẻo phù hợp tạo ra sản phẩm lỏng dễ sử dụng, tạo màng trên da nhanh chóng trong vòng 2 phút. Màng tạo thành có độ bền cơ học tốt, độ đàn hồi cao. Màng trên da có  khả năng chống thấm nước tốt trong vòng 3 giờ và bám dính tốt trên da trong môi trường nước trong 3 giờ. Các đặc tính của sản phẩm phù hợp để che phủ vết nứt trên da, tạo điều kiện thuận lợi để vết thương mau lành và đảm bảo các hoạt động lao động bình thường.

Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với môi trường do đórất dễ gặp tổn thương ở mức độ khác nhau. Cácchế phẩm che phủ vết thương như gạc, băng dán, miếng dán y tế hiện đang được sử dụng rộng rãi nhưng hình dạng, kích thước cố định, không thay đổi được theo hình dạng của vết thương; tính linh động theo hoạt động của cơ thể kémvà ảnh hưởng  đến thẩm  mỹ  khi  sử  dụng.  Nhữngchế phẩm lỏnghay mềm có khả năngtạomàngngay tại chỗ có thểche phủ tốtvết thương, phù hợp với  bất  kỳ  hình  dạng  và  kích  thước  nào  của những  tổn  thương  trên  da,  tiện  dụng,  có  tính thẩm mỹ cao, hỗ trợ hiệu quả quá trình lành vết thương[4,5,6].Hiện tượng da nứt nẻ trong những ngày hanh khô là hiện tượng phổ biến ở đa số vùng miền trên  đất  nước  Việt  Nam.  Đặc  biệt,  hiện  tượng này thường gặp trên các đốitượng phải lao động chân tay vất vả trong điều kiện khắc nghiệt hay người làm nội trợ thường xuyên hoặc do cơ dịa da khô. Việc khô nứt chân, tay không nguy hiểm nhưng có thể đau hoặc chảy máu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc, giảm độ chính xác  trong một số thao tác lao động và gây cảm giác khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống.Nứt da là tổn thương tương đốiđơn giản. Các vết nứt có thể tự lành theo cơ chế tự nhiên của cơ  thể,  tuynhiên, tốc  độ  lành  vết  nứt  càng nhanh  khi  tác  động  của  môi  trường đến  vết thương càng ít. Do đó, việc “Nghiên cứu bào chế gel tạomàngche phủ vết nứt trên da”có giá trị cao trong sử dụng.Hơn nữa, nghiên cứu này gópphần xây dựng mô hình nghiên cứu bào chế các geltạo màngđiều trịnhững tổn thương lớn hơntrênda. Nộidung nghiên cứuđược thực hiện với các mục tiêu sau:-Xây dựng đượccông thức bào chế gel tạomàng.-Đánh giá một số đặc tính của gel tạomàng.II.  NGUYÊN  LIỆU,  THIẾT  BỊVÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1Nguyên  liệu:Eudragit  S100,  Eudragit RL100 Eudragit RS100(Đức, tiêu chuẩn nhà sản xuất) Hydroxypropyl methyl cellulose E6 (HPMC -Trung Quốc, BP 2015) Triethyl citrat (TEC) Ethyl acetat,   Aceton,   Glycerin,   Polyethylen   glycol, Dibutyl  phthalat  (DBP-Trung  Quốc,  BP  2015),đồng  sulfat,  Dung  dịch  amoniac(Việt  Nam,  tinh khiết  hoá  học),  Ethanol  (Việt  Nam,  Dược  điển Việt Nam V). 2.2Thiết bị:Bểsiêu âm (Wiseclean -Wisd -Hàn Quốc), máy khuấy từ(IKA RH basic -Đức), máy đo độbền  kéo  Texture  Analyzer  CT3  1500(Mỹ),  Tủsấy  tĩnh  (Mỹ),  máy  thửđộhòa  tan (Erweka -Đức)và  một  sốdụng  cụthiết  bịbào chế, phân tích khác. 2.3Động  vật  thí  nghiệm. Thỏ  trắng trưởng thành khỏe mạnh, khối lượng 2,5-3,0 kg,khôngcó đặc điểm bất thường trên da.Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cân nặng từ 18-20  g. Độngvật thí nghiệm được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng, vệ sinhđầy đủtại phòng thí nghiệm Dược lý trường Đại học Dược Hà Nội.2.4Phương  pháp  nghiên  cứu. Phương pháp khảo sát độtan của polyme trong dung môiCân chính xác khoảng một lượng dư polyme, hoà tan trong dung môi, siêu âm 30 phút ở 25OC sau đó lọc lấy dịch, sấy đến khối lượng không đổi, cân lại phần cắn để tính lượng polyme đã hoà tan

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment