Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng trên khối u thực nghiệm thuốc tiêm liposome doxorubicin
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng trên khối u thực nghiệm thuốc tiêm liposome doxorubicin.Từ những năm 50 của thế kỷ XX, doxorubicin (DOX) đã được phát hiện, phân lập từ chủng vi khuẩn Streptomyces peucetius var. caesius và được ứng dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh ung thư. Hiện nay, doxorubicin có thể được bán tổng hợp từ daunorubicin và được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc điều trị ung thư thuộc nhóm kháng chuyển hóa khác, doxorubicin có rất nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là độc tính gây suy tủy, làm thiếu bạch cầu, giảm tiểu cầu, làm rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, hiện nay, thuốc tác dụng tại đích để điều trị bệnh ung thư là sự lựa chọn thích hợp để tăng cường hiệu quả của thuốc tại các khối u và giảm độc tính ở các tế bào lành.
Một trong những hệ đưa thuốc tại đích đang được chú trọng phát triển trong bào chế hiện đại là dạng thuốc liposome. Đây là dạng thuốc có nhiều ưu điểm trong quá trình vận chuyển, phân bố, kiểm soát giải phóng và tăng sinh khả dụng của dạng thuốc. Ưu điểm đặc biệt của liposome sử dụng trong điều trị ung thư là các phân tử thuốc sẽ đi nhiều vào khối u, giải phóng thuốc và hạn chế thuốc đến các mô lành. Nhờ sự phát triển của công nghệ nano, trên thế giới đã có một vài hãng sản xuất nanoliposome doxorubicin và được ứng dụng trong lâm sàng như các biệt dược: Doxil, Caelyx, LipoDox,…[41] với nhiều cải tiến về mặt bào chế nhằm nâng cao sinh khả dụng và giảm độc tính.
Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về liposome chưa nhiều, chưa có chế phẩm nào được đưa vào sản xuất. Hiện nay, dạng bào chế liposome đang được chú trọng phát triển và có tiềm năng lớn cho tương lai. Vì vậy nghiên cứu liposome doxorubicin là vấn đề cấp thiết nhằm phát triển một thế hệ thuốc mới cho ngành Dược Việt Nam.
Với lý do trên, đề tài luận án: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng trên khối u thực nghiệm thuốc tiêm liposome doxorubicin” được tiến hành với 2 mục tiêu:
1. Bào chế được thuốc tiêm liposome doxorubicin 2mg/ml ở quy mô phòng thí nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá được độ ổn định của chế phẩm.
2. Đánh giá được tác dụng của thuốc tiêm liposome doxorubicin trên khối u chuột thực nghiệm.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu xây dựng công thức và qui trình bào chế liposome doxorubicin bằng phương pháp hydrat hóa film.
2. Đánh giá được các đặc tính của liposome doxorubicin để tiêu chuẩn hóa liposome doxorubicin và thuốc tiêm liposome doxorubicin.
3. Đánh giá độ ổn định của thuốc tiêm liposome doxorubicin 2mg/ml.
4. So sánh hiệu quả kháng u của thuốc tiêm doxorubicin bào chế được và thuốc đối chiếu trên động vật thực nghiệm.
MỤC LỤC Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng trên khối u thực nghiệm thuốc tiêm liposome doxorubicin
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương1.TỔNG QUAN 3
1.1.Đại cương về doxorubicin 3
1.1.1. Đặc điểm hóa lý: 3
1.1.2. Độ ổn định 4
1.1.3. Cơ chế tác dụng 6
1.1.4. Các dạng bào chế của doxorubicin 6
1.1.5. Dược động học 8
1.1.6. Chỉ định 9
1.1.7. Độc tính 10
1.1.8. Liều lượng 11
1.2. Đại cương về liposome 12
1.2.1. Khái niệm 12
1.2.2. Phân loại liposome 13
1.2.3. Ưu, nhược điểm của liposome 15
1.2.4. Nguyên liệu bào chế liposome 16
1.2.5. Phương pháp bào chế liposome 18
1.2.6. Đánh giá liposome 21
1.3. Các nghiên cứu về liposome doxorubicin 26
1.3.1. Nghiên cứu bào chế 26
1.3.2. Đánh giá tác dụng in vivo 33
Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU,THIẾT BỊ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Nguyên vật liệu 38
2.2. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu 39
2.3. Đối tượng nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 41
2.4.1. Phương pháp bào chế 41
2.4.2. Phương pháp đánh giá các đặc tính liposome doxorubicin 45
2.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng thuốc tiêm liposome doxorubicin 51
2.4.4. Phương pháp đánh giá tác dụng của liposome doxorubicin trên khối u động vật 52
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 55
2.6. Điều kiện thí nghiệm 56
2.7. Địa điểm nghiên cứu 56
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Kết quả xây dựng phương pháp định lượng doxorubicin 57
3.1.1. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS 57
3.1.2. Phương pháp HPLC 61
3.2. Kết quả xây dựng công thức bào chế liposome doxorubicin 64
3.2.1. Bố trí thí nghiệm 64
3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ các thành phần đến đặc tính của liposome doxorubicin 66
3.3. Kết quả xây dựng qui trình bào chế liposome doxorubicin 76
3.3.1. Bào chế liposome chưa mang dược chất 76
3.3.2. Quá trình đưa dược chất vào liposome 84
3.4. Kết quả bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin 92
3.5. Kết quả đề xuất tiêu chuẩn và đánh giá độ ổn định của thuốc tiêm liposome doxorubicin 96
3.5.1. Đề xuất tiêu chuẩn 96
3.5.2. Đánh giá độ ổn định 98
3.6. Kết quả đánh giá tác dụng của thuốc tiêm liposome doxorubicin trên khối u động vật thực nghiệm 103
3.6.1. Đánh giá trên chuột nhắt mang tế bào ung thư Sacoma TG 180 103
3.6.2. Đánh giá tác dụng trên khối u chuột thiếu hụt miễn dịch mang tế bào ung thư tiền liệt tuyến 109
Chương 4: BÀN LUẬN 112
4.1. Phương pháp bào chế liposome 112
4.1.1. Bào chế liposome chưa mang dược chất 112
4.1.2. Giảm và đồng nhất kích thước liposome 113
4.1.3. Đưa dược chất vào liposome 116
4.2. Xây dựng công thức bào chế liposome doxorubicin 120
4.2.1. Tỷ lệ các lipid 120
4.2.2. Tỷ lệ lipid / doxorubicin 121
4.3. Phương pháp đánh giá liposome 124
4.3.1. Phương pháp định lượng hàm lượng dược chất 124
4.3.2. Phương pháp đánh giá phân bố kích thước tiểu phân 125
4.3.3. Phương pháp đánh giá hình thái cấu trúc 125
4.3.4. Đánh giá giải phóng dược chất từ liposome 126
4.3.5. Độ ổn định liposome 127
4.3.6. Về đánh giá tác dụng trên khối u 128
KẾT LUẬN 132
ĐỀ XUẤT 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNHĐÃCÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦAĐỀ TÀI LUẬN ÁN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 Khánh Thị Nhi, Đào Thanh Tùng, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Minh Chính, Phạm Thị Minh Huệ (2012),“Nghiên cứu bào chế liposome doxorubicin”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 37(2), tr. 7-11.
2 Khánh Thị Nhi, Nguyễn Chí Đức Anh, Nguyễn Văn Lâm, Phạm Thị Minh Huệ (2012),“Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới kích thước liposome doxorubicin và hiệu suất dược chất được liposome hóa”, Tạp chí Dược học, số 436(52), tr. 55-58.
3 Nguyen Van Lam, Dao Thanh Tung, Khanh Thi Nhi, Pham Thi Minh Hue (2011),“Study on preparation and evaluation of doxorubicin – loaded liposomes”, Proceeding, The 7th Indochina conference on pharmaceutical sciences Advancing pharmacy for Asean community, 2011, p.486-488
4 Khánh Thị Nhi, Vũ mạnh Hà,Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Minh Chính, Phạm Thị Minh Huệ (2012),“Đánh giá tác dụng ức chế khối u thức nghiệm của thuốc tiêm liposome doxorubicin”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 37(8), tr. 13-16.
5 Khánh Thị Nhi, Nguyễn Chí Đức Anh, Hồ Anh Sơn, Nguyễn Lĩnh Toàn, Nguyễn Minh Chính, Phạm Thị Minh Huệ (2013), “Đánh giá tác dụng của thuốc tiêm liposome doxorubicin trên chuột Nude mang khối ung thư tiền liệt tuyến người”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 38(8), tr. 12-19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ môn Bào Chế – Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, NXB Y học, 2, tr. 233-238.
2. Bộ môn Bào chế – Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Một số chuyên đề bào chế hiện đại- tài liệu đào tạo sau đại học, NXB Y học, tr. 172-185.
3. Bộ Y Tế (2012), Dược thư Quốc gia Việt nam, tr. 409-411.
4. Nguyễn Thị Hà (2012), Nghiên cứu bào chế liposome acyclovir bằng phương pháp hydrat hóa màng, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội
5. Trương Huy Hiệu (2011), Nghiên cứu bào chế liposome doxorubicin từ phospholipid lòng đỏ trứng, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học trường Đại học Dược Hà Nội.
6. PhạmThị Minh Huệ và CS (2016), Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin và amphotericin B, Đề tài cấp Nhà Nước KC- 10/2012-2015.
7. Hán Mạnh Hưng(2001), Nghiên cứu tách chiết phospholipid để chế tạo liposome và bước đầu thử tác dụng lipsome trên chuột thực nghiệm, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội .
8. Đỗ Thị Hồng Liên (2012), Nghiên cứu đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư và giải phóng dược chất in vitro của chế phẩm liposome doxorubicin, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội
9. Võ Xuân Minh, Phạm Thị Minh Huệ (2013), Kỹ thuật nano và liposome ứng dụng trong dược phẩm- mỹ phẩm , tài liệu sau đại học, NXB Y học, tr. 50-93.
10. Lê Thị Thu (2011), Nghiên cứu phương pháp nạp doxorubicin vào tiểu phân liposome, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ , Trường Đại học Dược Hà Nội.
11. Phạm Thiệp , Vũ Ngọc Thúy (2006), Thuốc biệt dược và cách sử dụng, NXB Y học, tr. 269-271.
12. Nguyễn Thị Thu Trang(2012), Nghiên cứu chiết xuất cải tiến công thức của phospholipid từ lòng đỏ trứng phù hợp làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm dạng liposome, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Cẩm Vân(2012),Nghiên cứu đánh giá độ ổn định của chế phẩm Liposome Doxorubicin, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com